Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong những năm trở lại đây, món ăn sữa chua nếp cẩm ngày càng có sức lan tỏa, nhận được sự yêu thích từ đông đảo giới trẻ và thậm chí là người lớn tuổi. Vậy, bạn có biết 1 hũ sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo không?
Sữa chua nếp cẩm không chỉ là một món ăn nhẹ có hương vị gây thương nhớ ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên mà còn đem đến vô vàn những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng không ít người thắc mắc lượng calo mà món ăn đặc biệt này sở hữu.
Sữa chua nếp cẩm là một món ăn ngọt rất phổ biến hiện nay. Nó có thành phần nguyên liệu chính là sữa chua và gạo nếp cẩm. Loại gạo này còn được gọi với một số tên gọi khác như gạo nếp đen hay gạo nếp than. Chúng là những hạt gạo có dáng dài và màu sắc tím sẫm không được đồng đều. Tuy nhiên, chính màu sắc này tạo nên điểm thu hút và rất riêng cho gạo nếp cẩm.
Màu trắng kem của sữa chua hòa quyện cùng màu tương phản tím sẫm từ gạo tạo nên ánh nhìn đầy hấp dẫn cho món ăn vặt bổ dưỡng này. Nếp cẩm sau khi chín sẽ có vị ngọt nhẹ, hạt nếp mềm dẻo và hơi dai. Thêm vào đó và vị bùi, ngậy kết hợp cùng vị chua, thanh của sữa chua thì quả thật là một món ăn tuyệt vời!
Nếp cẩm được biết là một trong các loại ngũ cốc có thể cung cấp cho ta lượng protein vô cùng dồi dào. Bên cạnh đó, loại nếp này cũng sở hữu lượng lớn chất chống oxy hóa, chất xơ cùng thành phần chất sắt. Mặt khác, quá trình lên men từ sữa chua sẽ bổ sung cho cơ thể những lợi khuẩn cực tốt cho đường tiêu hóa. Trong sữa chua cũng chứa các hợp chất có lợi cho cơ thể con người như canxi, photpho, magie,...
Nhờ vậy mà sữa chua nếp cẩm có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe cho con người, có thể kể đến như:
Nếu bạn đang thắc mắc không biết 1 hũ sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo thì trước hết bạn phải nắm bắt được hàm lượng calo của các loại nguyên liệu trong món ăn nhẹ này. Cụ thể như sau:
Vậy, 1 hũ sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo hay ăn sữa chua nếp cẩm có béo không? Từ những thông số trên, bạn có thể thấy sữa chua nếp cẩm là một món ăn không có hàm lượng calo quá cao. 1 hũ sữa chua nếp cẩm tầm 100g có thể chứa khoảng 105 calo. Đây là một con số không quá lớn đối với nhu cầu năng lượng cần cung cấp trong một ngày của người trưởng thành - 1800 đến 2000 calo.
Vì vậy, món ăn này cực kỳ phù hợp cho những người đang trong quá trình giảm cân và mong muốn có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Tự làm sữa chua nếp cẩm tại nhà để có thể chủ động điều chỉnh lượng calo trong món ăn này thông qua việc cân đo đong đếm rõ ràng các nguyên liệu. Cách làm cụ thể như sau:
Sử dụng 1 lít sữa tươi không đường cùng 190 gram sữa đặc cho vào nồi và nấu ở lửa nhỏ. Đun đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì dừng lại.
Cho hỗn hợp sữa ra tô để nguội bớt. Đến khi nhiệt độ hỗn hợp đạt trong khoảng 50 - 70 độ, cho 100 gram sữa chua vào khuấy đều.
Cho hỗn hợp vừa làm xong vào hũ nhỏ hay các khung chứa. Sau đấy bỏ chúng vào nồi cơm điện chứa lượng nước ấm 80 độ C và ngập ⅔ hũ sữa chua. Bật chế độ hâm nóng của nồi cơm điện trong khoảng 15 - 20 phút.
Giữ im tình trạng và đợi trong khoảng 2 tiếng để nước trong nồi nguội hẳn. Tiếp tục bật chế độ hâm nóng của nồi cơm điện trong khoảng 15 phút. Hãy lặp lại quá trình trong khoảng 6 - 8 tiếng cho đến khi sữa chua đã được ủ xong.
Vo sạch 200 gram nếp cẩm rồi ngâm cùng 500ml nước ấm trong quãng thời gian 4 - 6 tiếng. Chắt sạch nước và nấu cùng 600ml nước lọc. Nấu nếp cẩm đến khi sôi thì cho lá dứa vào tạo hương thơm.
Nấu nếp cẩm bằng lửa nhỏ tới khi gần cạn thì vớt bỏ lá dứa và đổ vào nồi 100ml nước cốt dừa cùng 100 gram đường nâu. Tiếp tục nấu hỗn hợp trong khoảng 15 phút là đã có thể tắt bếp.
Sau tất cả các công đoạn trên, bạn dường như đã có được thành phẩm để chuẩn bị cho món sữa chua nếp cẩm.
Đầu tiên cho nếp cẩm đã nguội vào ly, rưới lên một lớp sữa chua là đã có thể thưởng thức ngay. Hoặc bạn có thể cho thêm một ít trái cây như nhãn, mít, dừa và một ít đá lạnh để tăng thêm hương vị.
Nếu được sử dụng đúng cách và đúng thời điểm, sữa chua có thể phát huy tối đa những công dụng về sức khỏe và sắc đẹp đấy!
Sau đây là 4 thời điểm vàng trong ngày mà bạn nên sử dụng sữa chua:
Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên rằng nên ăn sữa chua vào thời điểm sau các bữa ăn chính trong ngày khoảng từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Vì vào thời gian ấy, môi trường của dạ dày sẽ đạt được điều kiện thuận lợi để những lợi khuẩn trong sữa chua vượt qua được dễ dàng. Từ đó, khả năng hỗ trợ đường ruột của sữa chua được phát huy tối đa công dụng.
Thời điểm này đặc biệt dành cho những ai có mong muốn ăn kiêng, giảm cân hay đơn giản là quá quen với việc có một bữa ăn sáng nhẹ nhàng. Bạn có thể kết hợp sữa chua với một số loại trái cây hay ngũ cốc để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Bữa ăn sáng này sẽ không khiến bạn phải lo lắng về việc dư thừa calo và gây tăng cân.
Thời điểm xế chiều là lúc cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Khi đó, cơ thể bạn rất cần bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, bữa ăn này đòi hỏi không chứa quá nhiều calo vì có thể làm ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn hay khẩu vị cho buổi ăn tối sau đó.
Vì thế, sữa chua sẽ là bữa ăn nhẹ không thể phù hợp hơn. Chẳng những là món ăn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn đáp ứng được tiêu chí giữ dáng, giữ da đúng không nào?
Sau quãng thời gian cơ thể phải tập luyện với cường độ cao, các cơ bắp thường sẽ bị căng. Không những vậy, người tập còn thường xuyên cảm thấy mất sức và cảm giác đói bụng. Ăn sữa chua sau khi luyện tập sẽ giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng và cung cấp lại một phần năng lượng bị hao hụt. Từ đó có thể xoa dịu đi cơn đói của bạn.
Những thông tin bên trên đã giải đáp các thắc mắc xoay quanh về việc sữa chua nếp cẩm bao nhiêu calo hay ăn sữa chua nếp cẩm có béo không. Rõ ràng, món ăn nhẹ này không chỉ ngon miệng mà còn có thể đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp. Tuy nhiên, cũng đừng vì vậy mà lạm dụng quá mức và gây ra những vấn đề tiêu cực về sức khỏe nhé!
Khánh Vy
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.