Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả tại nhà!

Ngày 09/03/2023
Kích thước chữ

Xông tinh dầu là phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh và thư giãn tinh thần được nhiều người yêu thích. Dưới đây là 5 cách xông tinh dầu không cần máy tại nhà!

Ngay từ thời xa xưa, người ta đã sáng tạo ra những cách xông tinh dầu không cần máy mà vẫn rất đơn giản, hiệu quả. Trong trường hợp không có máy xông tinh dầu, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay 5 cách xông tinh dầu không cần máy trong bài viết dưới đây nhé! 

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả 

Trên thực tế, có rất nhiều cách xông tinh dầu không cần máy mà vẫn vô cùng hiệu nghiệm. Hơn nữa, những phương pháp này cũng rất tiện lợi, do được làm từ những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Đó là: 

Sử dụng bông gòn 

Cách xông tinh dầu không cần máy được nhiều người áp dụng nhất là sử dụng bông gòn. Với phương pháp này, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ bông gòn, vo tròn thành từng quả bóng nhỏ và đặt vào một chiếc đĩa. Sau đó, bạn nhỏ 1 vài giọt tinh dầu lên những miếng bông gòn này là có thể lưu hương đến tận sáng hôm sau. 

Sử dụng móc quần áo gỗ 

Có thể bạn không biết, những chiếc móc quần áo làm bằng gỗ chính là “chiếc máy” khuếch tán tinh dầu rất hữu hiệu. Bạn chỉ cần nhỏ 2 - 3 giọt tinh dầu yêu thích vào chiếc móc quần áo rồi treo lên lỗ thông hơi của xe ô tô, lỗ thông hơi trên sàn nhà hoặc ngay trước máy điều hòa. Gỗ hấp thụ tinh dầu và lan tỏa mùi hương rất tốt, nên chỉ sau vài phút, bạn sẽ thấy căn phòng thơm ngát mùi tinh dầu. 

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả tại nhà! 1Sử dụng móc treo gỗ là cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả 

Tận dụng bộ lọc của máy điều hòa 

Không cần dùng đến móc quần áo, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu vào ngay bộ lọc của máy điều hòa. Khi điều hòa được khởi động, tinh dầu sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp không gian. 

Điều này lại càng hiệu quả khi bạn bị ốm. Tinh dầu trong không khí sẽ giúp bạn tiêu diệt vi khuẩn, đây là một biện pháp giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại cho bạn giấc ngủ ngon hơn. 

Sử dụng giấy vệ sinh

Cũng giống như bông gòn, giấy vệ sinh cũng có khả năng thấm hút rất tốt. Để khử mùi hôi khó chịu trong bếp, nhà vệ sinh, bạn nên nhỏ vài giọt tinh dầu vào lõi bìa carton có trong cuộn giấy vệ sinh. Mùi hương này sẽ được lan tỏa và lưu trữ lại rất lâu. 

Tận dụng miếng vải nhỏ 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng những miếng vải thừa bỏ đi để tạo thành miếng lưu hương. Sau khi cắt vải thành những hình thù ngộ nghĩnh, bạn hãy may hoặc khâu chúng lại với nhau. Bạn nhớ nối vải với 1 sợi dây dài để treo trong phòng. Đây chính là một trong những cách xông tinh dầu không cần máy mà bạn không thể bỏ qua! 

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả tại nhà! 2Bạn có thể sử dụng những miếng vải nhỏ để thay cho máy xông tinh dầu

Cần lưu ý gì khi xông tinh dầu? 

Nhiều người cho biết, càng xông tinh dầu thì họ càng cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Trong một số trường hợp, không ít người bệnh còn bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,... Đây chính là triệu chứng cho thấy bạn đã xông tinh dầu sai cách. Bạn nên tham khảo những lưu ý quan trọng dưới đây: 

Mua tinh dầu chính hãng 

Những loại tinh dầu được sản xuất bởi nhãn hàng danh tiếng thường có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Hơn nữa, đây cũng là những loại tinh dầu được làm 100% từ nguyên liệu từ thiên nhiên, không pha tạp với chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản,... 

Chọn mua những loại tinh dầu rẻ tiền, kém chất lượng không chỉ khiến khả năng khuếch tán của tinh dầu giảm đi, mà còn có hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng trong thời gian dài cho phụ nữ mang thai, người đang ốm, người già hoặc trẻ nhỏ, rất có thể sẽ kéo theo tình trạng ngộ độc tinh dầu nghiêm trọng. 

Lựa chọn tinh dầu phù hợp 

Mỗi loại tinh dầu lại có một tác dụng riêng. Nếu muốn tỉnh táo và cải thiện tâm trạng, bạn nên sử dụng tinh dầu bạc hà, chanh, sả, quế,... Bạn có thể đặt chúng trong phòng khách, phòng bếp hoặc phòng làm việc và xông tinh dầu vào buổi sáng.

Tuy nhiên, chúng lại không phù hợp để sử dụng vào buổi tối, đặc biệt là khi bạn muốn an thần và đi vào giấc ngủ. Trong thời điểm này, bạn sử dụng tinh dầu xông phòng ngủ là hoa oải hương, hoa nhài, hoa cúc,... giúp xóa tan căng thẳng và nâng niu giấc ngủ của con người. 

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả tại nhà! 3Mỗi loại tinh dầu lại có mùi hương và tác dụng riêng 

Hạn chế sử dụng quạt 

Quạt có khả năng điều hướng gió, khiến tinh dầu không thể khuếch tán đều trong không khí. Lúc này, tất cả các phương pháp trên đều sẽ bị giảm thiểu đáng kể tác dụng, do phần lớn các phân tử tinh dầu đã bám chặt vào tường. 

Tốt nhất, bạn nên sử dụng máy điều hòa và đóng kín để đảm bảo tinh dầu được lưu hương lâu hơn. 

Chỉ sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu

Sử dụng một lượng lớn tinh dầu không phải là phương pháp thư giãn tốt hay hỗ trợ cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Quan niệm sai lầm này vừa làm tốt tinh dầu, vừa khiến quá trình xông hơi trở nên ngột ngạt, bí bách. Nếu ngửi một lượng lớn tinh dầu cùng một lúc, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, tức ngực, thậm chí là tổn thương niêm mạc mũi nặng nề. 

Nhất là khi sử dụng loại tinh dầu mới, bạn chỉ nên nhỏ từ 1 - 3 giọt để xem liệu mùi hương này có thực sự phù hợp với bản thân mình không nhé! 

5 cách xông tinh dầu không cần máy cực hiệu quả tại nhà! 4Bạn chỉ nên dùng từ 1 - 3 giọt tinh dầu/lần 

Những cách xông tinh dầu không cần máy trên thật đơn giản và đáng để thử nghiệm phải không nào. Hãy thực hiện thường xuyên để nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho bản thân và gia đình, bạn nhé! 

Thu Trang 

Nguồn tham khảo: Tieudung.kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin