Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi độ tuổi bé sẽ có những thay đổi tâm lý, khiến nhiều bố mẹ khá “đau đầu” trong việc tìm phương pháp dạy bé. Vậy cách dạy bé 3 tuổi như thế nào? Quá trình này sẽ đơn giản hơn nếu bạn áp dụng các bí quyết sau.
Nhiều bé khi bước sang tuổi lên 3 thường có những thay đổi về tâm lý. Bé tò mò hơn về thế giới xung quanh và có xu hướng thích làm theo ý mình, thậm chí thường hay nhõng nhẽo, tỏ ra bướng bỉnh, không nghe lời bố mẹ. Vậy làm thế nào để dạy bé ở độ tuổi này, giúp bé ngoan ngoãn và tự lập hơn? Cùng tham khảo cách dạy bé 3 tuổi được các chuyên gia hướng dẫn dưới đây.
Nhiều người vẫn thường gọi giai đoạn này là khủng hoảng tuổi lên 3. Tại sao lại có sự thay đổi tâm lý? Khoa học giải thích như sau: Khi bước sang tuổi thứ 3, não bộ và hệ thần kinh của bé đã được hoàn thiện khoảng 80%, khả năng tư duy và suy nghĩ của bé cũng tăng lên. Lúc này, bé đã có sự nhận thức rõ ràng hơn với các sự việc xung quanh, vì thế bé thường có thái độ phản ứng cũng là điều dễ hiểu. Một số biểu hiện thường thấy ở bé 3 tuổi như thích làm theo ý mình, có tính chiếm hữu cao, thích hỏi những câu hỏi “vì sao”, nhõng nhẽo, bướng bỉnh…
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng hay bực bội mà hãy đồng hành cùng bé vượt qua giai đoạn này. Việc áp dụng đúng phương pháp dạy bảo bé vô cùng quan trọng, việc quá chiều chuộng theo mọi sở thích của bé hay la mắng, đánh bé đều không mang lại tác dụng. Thay vào đó, bố mẹ hãy dạy uốn nắn bé từng chút một để bé nhận thức được điều gì là đúng, điều gì là sai. Từ đó, bé sẽ phân biệt được nên và không nên làm gì, giúp hình thành tư duy và tính cách sau này.
Dưới đây là 6 cách dạy bé 3 tuổi được các chuyên gia tâm lý đưa ra nhằm giúp bố mẹ đồng hành cùng con ở giai đoạn này một cách hiệu quả hơn:
Bố mẹ chính là những người thầy đầu tiên dạy bé sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, bố mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ tích cực để làm gương cho trẻ, động viên khích lệ trẻ cố gắng, đồng thời giúp trẻ kiềm chế cảm xúc hiệu quả. Ngược lại, nếu trẻ thường xuyên bị tác động tiêu cực như phê bình, chỉ trích, dọa dẫm… trẻ sẽ rất dễ tự ti, mặc cảm, từ đó trở nên bướng bỉnh, sống khép kín và ngại giao tiếp. Ví dụ như thay vì phàn nàn “sao con chậm chạp thế”, bố mẹ hãy động viên “bố mẹ biết con có thể nhanh hơn, cùng quan sát sự nhanh nhẹn của em bé đáng yêu này nào”.
Việc kết nối cùng con, dành thời gian trò chuyện, nói lời yêu thương với con mỗi ngày sẽ giúp bé mở lòng hơn, dễ dàng chia sẻ với bố mẹ hơn. Việc này cũng giúp đứa trẻ hạnh phúc hơn bởi sẽ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương và gắn kết từ bố mẹ. Hoặc đơn giản hơn, bố mẹ cũng chỉ cần cùng con chơi trò chơi, đọc sách hoặc xem phim… Những việc này được khoa học chỉ ra giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của bé cực kỳ hiệu quả.
Cách tuyệt vời nhất để dạy trẻ biết nghe lời không phải đến từ những lời giáo huấn sáo rỗng mà chính ở hành động làm gương của bố mẹ. Bố mẹ là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất, do đó các hành vi, cử chỉ, thói quen… trong gia đình ảnh hưởng rất lớn đến một phần tính cách của trẻ. Trẻ sẽ học tập một cách vô thức những gì bé quan sát được. Vì thế, bố mẹ phải luôn có những hành vi, cư xử chừng mực đối với tất cả mọi người xung quanh để trẻ bắt chước, làm theo.
Để bé tự lập và trở thành em bé ngoan ngoãn, bố mẹ nên hướng dẫn bé tự làm mọi thứ trong khuôn khổ. Việc này giúp bé có thể khẳng định được bản thân mình, đồng thời trẻ sẽ không trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. Một số việc mà trẻ 3 tuổi có thể làm được như tự mặc quần áo hàng ngày, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh hay thói quen tự giác đánh răng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bé thích làm gì tùy ý, mọi thứ vẫn phải trong khuôn khổ. Ví dụ bé không thể bướng bỉnh kiên quyết chọn mặc đồ ngắn tay khi trời lạnh, xới tung đồ ăn trong khi tự xúc ăn, nghịch kem đánh răng… Bố mẹ có thể thoải mái để bé tự lo cho công việc tùy với khả năng của bé nhưng cần đưa ra một số quy tắc và dặn dò bé.
Có một sự thật là các em bé 3 tuổi đều thích làm việc nhà, bởi độ tuổi này bé đang thấy tò mò và hứng thú với mọi thứ xung quanh. Bạn hãy tận dụng đặc điểm này để dạy con tự lập hiệu quả.
Bé hoàn toàn có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bạn như “chơi xong, con nhớ dẹp đồ chơi vào giỏ nhé!”, “con có thể cất giúp mẹ quần áo của con vào ngăn tủ được không?” hay “ăn cơm xong con để bát vào bồn rửa nhé!”. Điều này còn khiến con nhận thức được mình là một phần quan trọng trong gia đình và có thể làm được nhiều việc. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên chú ý đến khả năng của con. Nếu công việc quá phức tạp, con sẽ cảm thấy chán nản và thất vọng.
Đôi khi việc bé ở trong nhà quá nhiều và ít giao tiếp, hoạt động bên ngoài cũng hình thành những tính cách rụt rè, e ngại và bướng bỉnh. Vì thế, bạn hãy cho trẻ ra ngoài nhiều hơn hoặc cho bé tham gia các lớp học phù hợp với độ tuổi, các trò chơi trẻ em bổ ích, giúp con hòa nhập và phát triển nhiều kỹ năng, hình thành thói quen tốt cho tư duy của trẻ.
3 tuổi, bé đã có thể tham gia các lớp thể thao như bóng đá, nhảy múa… hoặc đơn giản bạn chỉ cần hằng tuần cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi nơi đông người. Không chỉ giúp bé nâng cao kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, việc này còn kích thích sự sáng tạo, phát triển não bộ cho trẻ tốt hơn. Từ đó bé sẽ không còn gặp phải những tâm lý tuổi lên 3 khó chiều như trước.
Như vậy, với các thông tin trên đây, Long Châu đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dạy bé 3 tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên lưu ý mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, vì thế cần quan sát kỹ và hiểu rõ tâm lý của trẻ để có phương pháp dạy bảo phù hợp.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.