Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao có thể dễ dàng nhận thấy thông qua 6 dấu hiệu thay đổi bất thường khi ngủ. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Nồng độ axit uric tăng cao liên tục có thể do chế độ ăn uống kém khoa học và lối sống không lành mạnh. Nếu không được phát hiện và có biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gout và các vấn đề khác liên quan đến thận, mạch máu. Dưới đây là 6 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo axit uric cao mà bạn nhất định phải chú ý.
Người có nồng độ axit uric cao thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khát nước, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với mệt mỏi sau khi làm việc cường độ cao hoặc hoạt động mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài liên tục thì có khả năng nồng độ axit uric trong cơ thể đang tăng cao. Bởi khi nồng độ axit uric tăng cao có thể làm giảm chức năng thận, gây cản trở quá trình lọc máu và làm giảm lượng oxy hấp thụ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài và cảm giác khô miệng, khát nước liên tục, đi tiểu liên tục.
Nồng độ axit uric tăng cao có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu, từ màu vàng nhạt thông thường sang màu vàng sẫm hoặc màu nâu. Sự thay đổi này thường dễ dàng nhận thấy khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Điều này xảy ra do thận bị suy giảm chức năng, không thể lọc và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả khiến nước tiểu chứa nhiều chất cặn bã và có màu sẫm hơn bình thường.
Tiểu đêm nhiều lần cũng là một dấu hiệu cảnh báo nồng độ axit uric trong cơ thể có thể tăng cao. Việc thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu mà không rõ lý do thường liên quan đến sự suy giảm chức năng thận. Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao, các tinh thể urat có thể lắng đọng tại thận, gây cản trở khả năng lọc máu và tái hấp thụ chất lỏng của thận. Điều này dẫn đến việc thận phải hoạt động quá mức, gây ra hiện tượng tiểu đêm nhiều lần.
Khi ngủ vào ban đêm, nồng độ axit uric trong cơ thể thường đạt mức cao nhất. Nếu axit uric tăng quá mức có thể gây tắc nghẽn cầu thận, thậm chí dẫn đến hoại tử. Điều này ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp nước tiểu, khiến nước không được đào thải kịp thời, gây tích tụ, phù nề và đau đớn dữ dội.
Nồng độ axit uric cao có thể gây ra những cơn đau nhức, đặc biệt là tại các khớp. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi và nồng độ axit uric có xu hướng đạt đỉnh. Axit uric dư thừa có thể kết tinh và lắng đọng tại các khớp, gây viêm và đau đớn. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay.
Khi lượng axit uric thải qua thận vượt quá 1000mg/ngày, có thể gây rối loạn bài tiết axit uric kéo dài. Từ đó, các tinh thể urat có thể kết tủa và lắng đọng trong thận, hình thành sỏi axit uric dẫn đến các cơn đau ở hai bên thắt lưng.
Cơn đau thắt lưng có thể đi kèm với đau bụng hoặc tiểu ra máu. Nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và các vấn đề liên quan đến thận, hệ bài tiết.
Khi nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh gout, tổn thương thận và các vấn đề khác. Việc nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường khi ngủ có thể giúp bạn phát hiện tình trạng này sớm hơn và kiểm soát nó hiệu quả hơn. Vì vậy, đừng chủ quan khi thấy xuất hiện 6 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo axit uric cao trên đây nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.