Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Ai không nên ăn lá hẹ? Những thực phẩm tránh kết hợp với lá hẹ

Hồng Nhung

19/01/2025
Kích thước chữ

Lá hẹ là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, chống loãng xương,… Tuy nhiên ai không nên ăn lá hẹ? Bài viết hôm nay từ Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời hiểu rõ hơn về cách ăn lá hẹ đúng cách.

Lá hẹ tuy tốt nhưng không phải ai cũng nên ăn. Để biết những đối tượng cần hạn chế ăn lá hẹ, bạn hãy cùng Nhà thuốc Long Châu theo dõi những chia sẻ dưới đây.

Công dụng của lá hẹ với sức khỏe

Trước khi tìm hiểu ai không nên ăn lá hẹ, bạn cũng nên biết công dụng của loại rau phổ biến này. Theo nghiên cứu, lá hẹ đem đến nhiều lợi ích cho cơ thể, điển hình như:

Tăng khả năng tư duy: Ngoài thành phần dinh dưỡng giàu vitamin A và vitamin K, lá hẹ còn chứa vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B9 có công dụng kích thích phát triển trí não, tăng khả năng tư duy ở trẻ nhỏ. Do đó, lá hẹ nên có trong thực đơn ăn uống của mẹ bầu và trẻ em nhằm tận dụng những lợi ích tuyệt vời của thực phẩm này với trí não trẻ nhỏ.

Sáng mắt: Lá hẹ là loại rau gia vị có khả năng bổ sung nhiều vitamin A cần thiết cho cơ thể và thị lực. Bên cạnh đó, hàm lượng cao các chất như lutein, zeaxanthin,… thuộc nhóm chất chống oxy hóa mạnh trong lá hẹ cũng rất tốt cho thị lực, hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh lý về mắt, đồng thời tăng khả năng điều tiết của mắt.

Ai không nên ăn lá hẹ? Những thực phẩm tránh kết hợp với lá hẹ 1
Lá hẹ bổ sung nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa tốt cho mắt 

Hỗ trợ giải độc gan: Vitamin C và A được tìm thấy trong lá hẹ đóng vai trò như 2 chất đối kháng chống lại hoạt động của gốc tự do, qua đó tăng sức đề kháng và kích thích hoạt động giải độc của gan. Lá hẹ giúp cơ thể bổ sung 2 loại vitamin quan trọng này, tăng cường thanh lọc cơ thể, giải độc gan và hạn chế tích lũy độc tố.

Phòng ngừa ung thư: Lá hẹ vốn là thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid, hỗ trợ ức chế và ngăn chặn các yếu tố gây ung thư, đặc biệt là gốc tự do.

Kích thích hệ tiêu hóa: Nếu đang gặp vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,… bạn nên thêm lá hẹ vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện. Các thành phần dinh dưỡng dồi dào trong thực phẩm này có công dụng loại bỏ các yếu tố gây hại cho đường ruột như vi khuẩn, nấm men,… Bên cạnh đó, chất xơ dồi dào từ lá hẹ cũng hỗ trợ cải thiện tiêu hóa, tránh táo bón, đầy hơi, ợ nóng,…

Ai không nên ăn lá hẹ?

Lá hẹ có rất nhiều chất dinh dưỡng và công dụng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, ai không nên ăn lá hẹ? Mặc dù thực phẩm này đem lại nhiều lợi ích như cải thiện tiêu hóa, tăng sức đề kháng,… nhưng không phải ai cũng thích hợp ăn lá hẹ thường xuyên. Theo Đông y, lá hẹ có tính ấm, chứa nhiều chất xơ nên có thể gây cản trở hệ tiêu hóa. Vậy ai không nên ăn lá hẹ? Dưới đây là 5 nhóm người cần cân nhắc khi ăn lá hẹ.

Người bị nóng trong

Như bạn đã biết, lá hẹ có tính ấm nên không thích hợp dùng cho người bị nóng trong bởi dễ sinh thêm nhiệt, khiến tình trạng bệnh càng thêm nghiêm trọng. Nếu người nóng trong ăn nhiều lá hẹ có thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu như khô miệng, mệt mỏi, chán ăn,…

Ai không nên ăn lá hẹ? Những thực phẩm tránh kết hợp với lá hẹ 2
Người bị nóng trong không nên ăn nhiều lá hẹ 

Người có vấn đề về mắt

Ai không nên ăn lá hẹ? Một trong những nhóm đối tượng không nên ăn lá hẹ là người có bệnh về mắt. Đối với những bệnh nhân bị viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ,… thì không nên ăn lá hẹ thường xuyên, tốt nhất không nên ăn vì dễ làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh.

Người bị mụn nhọt

Lá hẹ là thực phẩm có vị chát, tính ấm nên nếu dùng cho người bị mụn nhọt có thể làm tình trạng trở nặng hơn, các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn. Không chỉ vậy, người có mụn nhọt ăn nhiều lá hẹ còn có thể dẫn đến ngứa ngáy, viêm nhiễm, chảy mủ,… ở vết thương.

Người dạ dày yếu

Lá hẹ là một trong những thực phẩm chứa lượng chất xơ cao, mặc dù có khả năng kích thích nhu động ruột, trơn tru đường tiêu hóa, làm ẩm ruột, nhuận tràng,… nhưng bản thân thực phẩm này lại không dễ tiêu hóa.

Nếu người có dạ dày yếu ăn quá nhiều lá hẹ sẽ khiến đường tiêu hóa hoạt động nhiều hơn, kích thích thành ruột làm việc liên tục dẫn đến những vấn đề như tiêu chảy, nôn mửa, chướng bụng và một số dấu hiệu khó chịu khác.

Ai không nên ăn lá hẹ? Những thực phẩm tránh kết hợp với lá hẹ 3
Người dạ dày yếu, dễ bị đầy hơi, khó tiêu,... nên cân nhắc khi ăn lá hẹ

Người mắc bệnh về đường tiêu hóa

Lá hẹ là thực phẩm có tính ấm nên có khả năng gây kích thích nhất định với đường tiêu hóa. Nếu bạn là người hay gặp vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đường ruột, ăn uống khó tiêu,… thì nên hạn chế ăn lá hẹ, tránh nguy cơ kích thích đường tiêu hóa, sinh nhiệt và gây khó chịu.

Lá hẹ không nên kết hợp với thực phẩm nào?

Ngoài tìm hiểu ai không nên ăn lá hẹ, bạn đọc cũng cần chú ý, tránh kết hợp lá hẹ với những thực phẩm dưới đây khi chế biến món ăn.

  • Hành lá: Nhiều người cho rằng lá hẹ với hành lá có “họ hàng” với nhau nên có thể ăn chung nhưng thực tế, người có cơ địa nhạy cảm nếu ăn lá hẹ chung với hành lá có thể dẫn đến viêm da, nổi mẩn, dị ứng, mề đay,… còn người tiêu hóa kém sẽ dễ bị khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày,…
  • Hành tây: Thực phẩm tiếp theo nên hạn chế ăn kèm lá hẹ là hành tây. Hành tây chứa nhiều vitamin, axit folic, kali,… nhưng nếu kết hợp với lá hẹ dễ gây chướng bụng, đau bụng, tổn thương dạ dày,…
  • Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều canxi nhưng trong lá hẹ lại có nhiều axit oxalic nên nếu ăn 2 thực phẩm này cùng lúc dễ tạo thành sỏi, tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, sỏi thận,…
  • Rượu trắng: Lá hẹ cũng không nên kết hợp với rượu trắng vì dễ khiến cơ thể sinh nhiệt, dẫn đến phình to mạch máu và xuất huyết bên trong. Do đó, người bị xuất huyết càng không nên ăn lá hẹ với uống rượu trắng vì tình trạng chảy máu sẽ trầm trọng hơn.
  • Bí đỏ: Lá hẹ giàu vitamin C nhưng nếu ăn chung với bí đỏ sẽ khiến enzyme trong bí triệt tiêu lượng vitamin C trong loại rau gia vị này, không tốt cho sức khỏe.
Ai không nên ăn lá hẹ? Những thực phẩm tránh kết hợp với lá hẹ 4
Không nên kết hợp lá hẹ với bí đỏ 

Mong rằng những chia sẻ trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi ai không nên ăn lá hẹ. Tuy thực phẩm này giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng nhưng chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy bụng, khó tiêu,…

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.