Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá mực là loại hải sản được nhiều người yêu thích. Mực tươi hay mực khô đều rất “đưa miệng”. Hầu hết chúng ta đều thích ăn mực vì các món chế biến từ mực đều rất ngon. Tuy nhiên, ít người biết rõ ăn cá mực có tác dụng gì?
Cá mực là món quà biển cả dành tặng con người. Cá mực có nhiều loại nhưng phổ biến và được ưa chuộng nhất có lẽ là mực nang, mực ống, mực trứng. Mực tươi dùng để chế biến món ngon, khô mực làm quà biếu, phần mai mực còn được dùng làm một vị thuốc trong Đông y. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, cá mực còn được dùng như một bài thuốc chữa bệnh.
Cá mực (tên khoa học Sepia esculenta Houle) là loài nhuyễn thể thân mềm, không có xương sống. Toàn thân con mực chia thành 2 phần gồm đầu và thân. Ở phần đầu có 8 - 10 tay xúc giác có thể dài hơn thân. Miệng cá mực nằm ở bụng dưới. Thân mực mềm, hình bầu dục, chiếm khoảng 70% trọng lượng toàn bộ cơ thể. Bên trong thân là chiếc mai mực mỏng và trong chạy dọc thân.
Thịt cá mực là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Hàm lượng protein trong thịt mực không hề thua kém cá hay bò với cùng khối lượng. Cứ 100g thịt mực cung cấp cho cơ thể khoảng 18g protein. Ngoài protein, trong thịt mực chứa hầu hết các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu với cơ thể như: Vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin PP, sắt, mangan, phốt pho, canxi, iot,… Hàm lượng kali trong thịt cá mực vượt trội hơn hẳn so với nhiều loại hải sản khác. Điều đặc biệt là thịt cá mực gần như không chứa chất béo. Với thắc mắc bầu ăn mực được không, câu trả lời là hoàn toàn có thể.
Trong Đông y, thịt cá mực có tính bình, vị ngọt, chua, có tác dụng ích khí, bổ trung, điều kinh. Bộ phận được dùng làm thuốc trong con mực chính là phần mai mực hay còn gọi là ô tặc cốt, hải phiêu tiêu. Phần mai mực được rửa sạch, phơi khô rồi tán ra làm vị thuốc chữa bệnh.
Nếu bạn chưa biết ăn cá mực có tác dụng gì, cùng điểm qua một số lợi ích sức khỏe mà loài hải sản này mang lại:
Không những gần như không chứa chất béo, thịt cá mực còn chứa lượng carbohydrate rất thấp. Nhờ đó, ăn mực giúp hạn chế tăng cân, thậm chí còn hỗ trợ quá trình giảm cân. Với hàm lượng đạm cao không thua kém thịt bò, cá mực giúp chúng ta giảm cân mà không sợ mất cơ. Mực bao nhiêu calo? Trong 100g mực có chứa khoảng 92 calo. Nếu quan tâm đến cân nặng, bạn nên ưu tiên ăn mực hấp, mực xào thay vì mực chiên.
Ăn mực giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu vì mực vốn chứa rất ít chất béo thậm chí gần như bằng không. Vì vậy, nếu tiêu thụ mực thay vì các loại thực phẩm giàu chất béo, chúng ta có thể duy trì mức ổn định, thậm chí là giảm cholesterol trong máu.
Trong thịt cá mực có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do gây bệnh ung thư và các bệnh mãn tính nguy hiểm khác. Ngoài việc giảm nguy cơ hình thành khối u và ung thư, ăn cá mực còn giúp bệnh nhân đang bị ung thư tăng số lượng bạch cầu, giúp họ tăng đề kháng trong quá trình điều trị bệnh.
Ăn cá mực có tác dụng gì? Cá mực là nguồn dopamine dồi dào, góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần của chúng ta. Đây là chất dẫn truyền thần kinh có thể giúp chúng ta có tâm trạng vui vẻ, trí nhớ tốt, sự tập trung cao độ, tỉnh táo hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Mực là thực phẩm không chứa chất bột đường nên khi tiêu thụ mực không làm bệnh nhân tiểu đường bị tăng đường huyết. Ngoài ra, chính vitamin B3 có trong mực cũng giúp người ăn ổn định đường huyết. Người khỏe mạnh ăn mực thường xuyên cùng giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thịt cá mực giàu vitamin B2 nên có thể giảm triệu chứng đau nửa đầu và phòng ngừa đau nửa đầu hiệu quả. Ngoài ra, loại vitamin này còn có tác dụng chống oxy hóa, tốt cho thị lực, phòng ngừa thiếu máu, giúp cơ thể hấp thụ các vitamin và khoáng chất khác hiệu quả hơn.
Thịt cá mực chứa hàm lượng đồng khá dồi dào. Ngoài sắt, đồng cũng là nguyên tố vi lượng rất quan trọng tham gia vào quá trình sản xuất hồng cầu, giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu. Khoáng chất này cũng tốt cho các tế bào thần kinh và tế bào miễn dịch, tốt cho tim mạch và góp phần phòng ngừa bệnh ung thư.
Ngoài những tác dụng trên, ăn cá mực có tác dụng gì? Có thể kể đến vô vàn lợi ích sức khỏe khác của cá mực như:
Ăn cá mực có tốt không đến đây bạn đã biết. Tuy có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng nhiều người lại lo lắng ăn mực có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân.
Thực tế, trong hầu hết các loại hải sản đều có hàm lượng thủy ngân nhất định. Tuy nhiên, mực là loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp, thậm chí còn thấp hơn các loài cá da trơn (mức thủy ngân trong cá da trơn trung bình khoảng 0,025ppm còn trong mực khoảng 0,023ppm). Vì vậy, chúng ta không cần quá lo lắng ăn mực sẽ bị nhiễm độc thủy ngân.
Tuy ít có khả năng gây ngộ độc thủy ngân nhưng mực cũng có thể gây dị ứng. Trong mực có chất tropomyosin chính là thủ phạm gây dị ứng. Nếu từng bị dị ứng động vật có vỏ thì nguy cơ bạn bị dị ứng mực cũng khá cao.
Cá mực là một trong những loại hải sản được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Ăn cá mực có tác dụng gì và nguy cơ gì đến đây bạn đã rõ. Dù tốt cho sức khỏe, nhưng chúng ta cũng không nên ăn mực quá 2 - 3 lần mỗi tuần. Người lớn chỉ nên ăn khoảng 100g mỗi lần, trẻ em chỉ nên ăn 30g mỗi lần là đủ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.