Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cá ngừ được biết đến là loại cá biển giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị ngộ độc cá ngừ sau khi ăn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số lý do: Vì sao ăn cá ngừ bị ngộ độc, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa.
Cá ngừ là loài cá biển có kích thước lớn, có hàm lượng dinh dưỡng cao và có giá thành khá đắt đỏ. Cá ngừ có tốt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, một số trường hợp bị ngộ độc cá ngừ sau khi ăn. Vậy liệu nguyên nhân gây ngộ độc đến từ độc tố trong cá hay từ cách chúng ta sử dụng? Cùng tìm hiểu chi tiết về tình trạng ngộ độc sau khi ăn cá ngừ để biết cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn.
Ngộ độc sau khi ăn cá ngừ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến ngộ độc cá ngừ như:
Histamin là một acid amin sinh học có trong các tế bào bạch cầu mast, bạch cầu ái kiềm ở niêm mạc dạ dày, bề mặt nội mô, thành mạch máu, mũi, miệng,… trong cơ thể con người. Nó hoạt động như một chất dẫn truyền, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một số phản ứng như dị ứng, sốc phản vệ,... của cơ thể.
Trong tự nhiên, histamin hình thành từ sự chuyển hóa từ histidine - một chất có nhiều trong một số loại cá, thịt, trong đó có cá ngừ.
Chúng ta cần công nhận một thực tế rằng, luôn có vi khuẩn tồn tại trong cá ngừ, nhất là ở các bộ phận như ruột cá, mang cá. Những vi khuẩn này bình thường có thể không gây hại cho cá. Nhưng khi con cá bị chết, một số loại vi khuẩn như Morganella morgagni, enterobacteriaceae,... sẽ sinh trưởng rất nhanh, xâm nhập vào thịt cá và sản sinh ra men histidine decarboxylase.
Men này sẽ chuyển hóa histidine trong thịt cá thành histamin trong thịt cá. Khi hàm lượng histamine trong cá ngừ quá cao hoặc enzyme phân hủy histamin trong cơ thể người ăn bị ức chế mới gây ra ngộ độc cá ngừ.
Trong hầu hết các loại cá ngừ hay món ăn chế biến từ cá ngừ đều có chứa một lượng histamin nhất định. Tuy nhiên, những người có cơ địa dị ứng với cá biển và dị ứng với động vật có vỏ sẽ có nguy cơ ngộ độc histamin sau khi ăn cá ngừ cao hơn. Với những người này, ngay cả khi chỉ tiêu thụ lượng nhỏ thực phẩm chứa histamin cũng có thể gây dị ứng.
Một nguyên nhân khác có thể gây ngộ độc cá ngừ là ăn phải món ăn ôi thiu, mua phải cá ươn về chế biến hoặc ăn cá ngừ đóng hộp bị hỏng, bị quá hạn sử dụng. Trường hợp này thường gây ngộ độc thực phẩm với những triệu chứng như: Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn ói, sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, đau cơ. Ngộ độc nặng có thể gây rối loạn tim mạch, rối loạn thần kinh.
Nếu mua cá ngừ ở những địa chỉ không uy tín, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn có thể mua phải cá bị nhiễm độc. Trong quá trình bảo quản, người bán sử dụng các loại hóa chất như hàn the, ure để ướp cá. Những độc tố này cũng có thể là nguyên nhân gây ngộ độc cho người dùng.
Các dấu hiệu ngộ độc thường xuất hiện sau khi bệnh nhân ăn cá ngừ khoảng 20 - 30 phút. Triệu chứng điển hình nhất của ngộ độc sau khi ăn cá ngừ là chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,… Nổi mề đay và phát ban cũng là triệu chứng thường gặp. Người bệnh bị ngộ độc xuất hiện các vùng ban trên da có đường biên phân định rõ ràng như bị cháy nắng. Nếu ngộ độc nặng, người bệnh có thể bị hạ huyết áp, sốc giãn mạch, suy hô hấp, co thắt phế quản.
Tình trạng ngộ độc cá ngừ phụ thuộc vào tổng lượng histamin mà người dùng ăn phải, cụ thể là:
Nếu bị ngộ độc mức độ nhẹ, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng histamin và các triệu chứng ngộ độc có thể hết sau 2 - 3 ngày. Nếu ngộ độc nặng và xuất hiện các triệu chứng tụt huyết áp, suy hô hấp, sốc giãn mạch, người bệnh buộc phải nhập viện điều trị. Ngoài giải độc và điều trị triệu chứng, bệnh nhân cũng sẽ được truyền dịch, bù nước, bù điện giải.
Để phòng ngừa ngộ độc khi ăn cá ngừ, bạn cần lưu ý:
Histamin khi đi vào cơ thể có khả năng gây dị ứng dữ dội với những triệu chứng như nôn mửa, phù người, mẩn đỏ ngoài da, tiêu chảy. Tiêu thụ lượng histamin lớn thậm chí còn gây choáng váng, loạn nhịp, đau đầu, mệt lả,… Thậm chí có trường hợp ngộ độc histamin nặng không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng. Bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể bị ngộ độc cá ngừ. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc là sử dụng cá ngừ có chất lượng đảm bảo mua từ các cửa hàng thực phẩm sạch uy tín.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.