Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Ăn rau muống có tác dụng gì? Những lưu ý khi ăn rau muống

Ngày 15/04/2023
Kích thước chữ

Rau muống là thực phẩm “bình dân”, giá rẻ nhưng lại giàu dinh dưỡng và có thể chế biến thành nhiều cách. Tác dụng của rau muống được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mãn tính.

Rau muống là loại rau ăn dân dã, quen thuộc đối với mọi gia đình Việt. Những cách chế biến quen thuộc nhất là rau muống luộc, rau muống xào tỏi. Rau muống chứa một lượng lớn các loại vitamin, chất dinh dưỡng và đặc biệt là hàm lượng chất sắt dồi dào. Vậy cụ thể ăn rau muống có tác dụng gì?

Lợi ích của rau muống với sức khỏe

Giá trị dinh dưỡng trong rau muống gồm có vitamin A, B, C, canxi, phốt pho, các chất dinh dưỡng khác,... Trong đó, hàm lượng chất sắt chiếm nhiều hơn cả. Do đó món rau này phù hợp với những người thiếu sắt, có nhu cầu bổ sung thêm chất này trong cơ thể.

Ăn rau muống mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đối với sức khỏe. Khi ăn một lượng rau muống phù hợp sẽ mang lại lợi ích tích cực đến cơ thể như:

Giảm cholesterol: Rau muống là món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người muốn giảm cân. Nghiên cứu đã chỉ ra loại rau này giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu).

Cải thiện vấn đề về gan: Loại rau muống có khả năng giúp chống lại các hóa chất gây hại, đồng thời loại bỏ các gốc tự do.

Điều trị thiếu máu: Hàm lượng sắt trong rau muống chiếm tỉ lệ cao nên rất có lợi cho những người bị bệnh thiếu máu.

cach-lam-nom-rau-muong-1.jpg
Trong rau muống có nhiều vitamin A, B, C, canxi, phốt pho…tốt cho sức khỏe con người

Điều trị táo bón, chứng khó tiêu: Rau muống giàu chất xơ nên rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Những người gặp chứng khó tiêu, táo bón ăn rau muống sẽ giúp nhuận tràng. Ngoài ra, rau muống còn được sử dụng để điều trị nhiễm giun đường ruột hiệu quả. 

Ngăn ngừa tiểu đường: Ăn rau muống thường xuyên sẽ thúc đẩy các chất đề kháng chống lại bệnh tiểu đường.

Bảo vệ tim: Vitamin A, C và beta-carotene có trong rau muống giúp giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol.

Ngăn ngừa ung thư: Rau muống chứa 13 hợp chất chống oxy hóa khác nhau, giúp phòng ngừa ung thư trực tràng, dạ dày, vú, da. Các chất này loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, thay đổi điều kiện sinh sôi của tế bào ung thư, đồng thời tăng cường môi trường tế bào tự nhiên

Tốt cho mắt: Rau muống chứa nhiều carotenoid, vitamin A và lutein. Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho đôi mắt được sáng khỏe. Bên cạnh đó, nó cũng làm nồng độ glutathione tăng lên, ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể

Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn rau muống sẽ thúc đẩy xương phát triển, trung hòa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể

Lợi ích khác: Rau muống còn có hiệu quả khi điều trị đau bụng kinh, đau răng, chảy máu mũi,... Rau cũng được xem là loại thuốc an thần cho người mắc chứng khó ngủ, mất ngủ.

cach-lam-nom-rau-muong-2.jpg
Rau muống mang tới nhiều lợi ích cho như tốt cho tim, gan, mắt, tăng cường miễn dịch…

Với hàng loạt những lợi ích không ngờ từ rau muống, nhiều người tiêu dùng bắt đầu tìm hiểu về món ăn này. Để đa dạng hóa bữa cơm gia đình mình, bạn có thể tham khảo cách làm nộm rau muống dưới đây. 

Hướng dẫn cách làm nộm rau muống đơn giản

Dưới đây là nguyên liệu chuẩn bị và cách làm nộm rau muống xanh, giòn, thanh mát.

Để thực hiện chế biến món nộm rau muống, bạn cần chuẩn bị:

  • 1 mớ rau muống non;
  • Lạc rang;
  • Ớt sừng;
  • Chanh;
  • Đường;
  • Nước mắm;
  • Tỏi;
  • Rau thơm.

Cách chế biến nộm rau muống:

Bước 1: Sơ chế rau

  • Nhặt rau muống ở phần cuống, để lại ít lá non, cắt khúc hoặc để nguyên tùy theo sở thích của người thưởng thức.
  • Nhặt, rửa sạch rau thơm, vẩy ráo nước và thái nhỏ.

Bước 2: Sơ chế lạc, tỏi

  • Lạc rang thơm, xát vỏ, rồi cho vào cối giã dập.
  • Tỏi chia làm hai phần, một phần chiên vàng để rắc lên thành phẩm, một phần để tươi làm nước trộn.
cach-lam-nom-rau-muong-3.jpg
Các bước làm nộm rau muống đơn giản, dễ thực hiện

Bước 3: Pha nước trộn

  • Công thức pha nước trộn bao gồm: 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa canh nước lọc, 1 thìa nước cốt chanh, tỏi, ớt băm nhỏ. Sau đó khuấy đều đến khi đường hòa tan vào dung dịch. Bạn có thể nêm nếm thử rồi điều chỉnh vị chua cay mặn ngọt theo khẩu vị cá nhân.

Bước 5: Chần rau muống

  • Đun sôi, cho thêm chút muối hạt rồi cho rau muống luộc vừa chín tới. Sau đó vớt rau ra một chậu nước đá để tạo độ giòn, xanh.
  • Sau khi rau đã ổn định nhiệt độ, vớt ra rổ và ép cho đến khi ráo nước.

Bước 6: Nộm rau muống

  • Cho rau muống vào tô, đổ hỗn hợp nước trộn đã pha bên trên vào và trộn đều. Sau 8 - 10 phút thì chắt nước, thêm rau thơm vào tiếp tục trộn. 

Bước 7: Trang trí và thưởng thức

  • Lấy nộm ra đĩa, rắc thêm lạc rang, tỏi phi cùng một chút ớt để trang trí.
cach-lam-nom-rau-muong-4.jpg
Rau muống nộm xanh đẹp mắt, ăn giòn và mát 

Trong các bước chế biến nộm rau muống, bạn cần chú ý:

  • Chỉ luộc rau vừa chín tới, không luộc lâu quá lửa khiến rau bị nhũn, mất đi độ giòn của nộm.
  • Bạn có thể cho thêm tép đồng, thịt bò để món nộm cho thêm một chút protein. 
  • Bạn có thể thay thế nước mắm trộn bằng mắm tôm để dậy mùi hơn.

Những lưu ý khi ăn rau muống

Khi ăn rau muống cần lưu ý một số điều sau đây khi ăn rau muống nhằm phát huy tối đa hiệu quả của rau muống cũng như phòng ngừa các rủi ro không mong muốn:

  • Trong rau muống có nhiều ký sinh trùng như ký sinh trùng sán lá ruột. Vì vậy khi ăn rau muống cần chế biến kỹ để tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh. Nên rửa sạch rau rồi ngâm nước muối loãng hoặc dung dịch rửa rau trong khoảng 30 phút.
  • Việc bổ sung rau muống vào thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày là tốt, nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, không quá 300g/ngày.
  • Những trường hợp suy nhược cơ thể nặng, có vết thương trên da thì không nên dùng rau muống. Những người có vết thương hở, chưa lành trên da nên kiêng ăn rau muống để tránh bị sẹo lồi.

Với những giá trị dinh dưỡng, rau muống xứng đáng là một loại rau thân thiện cho sức khỏe. Ăn rau muống mỗi ngày với hàm lượng vừa đủ rất có ích cho người thiếu máu, huyết áp thấp, người bị loãng xương và giúp ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, món ăn không thể thay thế thuốc trong việc điều trị các bệnh lý. Vì vậy, bạn nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên dụng để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin