Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ăn thô là phương pháp dinh dưỡng được nhiều người Việt theo đuổi hiện nay. Liệu ăn thô có tốt không và thực hiện chế độ ăn này có gì khác so với chế độ dinh dưỡng bình thường.
"Ăn thô" tên tiếng Anh là Raw Food Diet. Chế độ ăn này ngày càng được nhiều người Việt ưa chuộng để bảo vệ sức khỏe cũng như duy trì vóc dáng. Câu hỏi được đặt ra là: Ăn thô có tốt không và chế độ này áp dụng như thế nào trong khẩu phần ăn uống hằng ngày? Hôm nay cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ăn thô là việc ăn uống sử dụng thực phẩm tươi sống chiếm phần lớn khẩu phần ăn. Đặc biệt trong cách chế biến không dùng nhiệt độ cao để đun sôi, không trải qua các công đoạn tinh chế, thanh trùng hay xử lý quá cầu kỳ. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao ăn thô tốt cho sức khoẻ vì giữ được hàm lượng enzyme tự nhiên cùng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
Chế độ ăn này vừa du nhập vào Việt Nam bởi sự phát triển của thông tin cũng như người Việt bắt đầu biết quan tâm và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy không còn xa lạ nhưng nó cũng gây nhiều thắc mắc cho người mới đầu biết về cách ăn uống này. Họ thường hoài nghi liệu ăn thô có tốt không bởi quan niệm “ăn chín uống sôi” vẫn được khuyến khích rộng rãi.
Có 3 loại ăn thô hiện nay nhiều người áp dụng:
Chế độ ăn thô được đánh giá là tốt cho sức khỏe của con người. Tất nhiên không một chế độ ăn nào có thể hoàn hảo, đáp ứng mọi yêu cầu dinh dưỡng nhưng hầu như ăn thô có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với hạn chế của nó:
Hạn chế đường
Bởi ưu tiên cách ăn chưa qua chế biến nên cơ thể sẽ hấp thụ ít đường hơn so với việc tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn. Uống nhiều nước ép, sinh tố trái cây đa phần cung cấp đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Những người theo chế độ ăn thô ngừa được các bệnh liên quan như béo phì, bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ.
Bổ sung dồi dào chất xơ
Chế độ ăn thô đa phần là rau củ quả. Việc tiêu thụ chúng giúp bổ sung lượng chất xơ thiết yếu, tốt cho hệ tiêu hoá. Người ăn nhiều chất xơ hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp và phòng được ung thư.
Hạn chế muối
Ăn thô vẫn cung cấp một lượng muối cần thiết cho cơ thể nhưng không nhiều. Nếu theo đuổi chế độ ăn ít muối cơ thể sẽ giảm nguy cơ bị tăng huyết áp, suy tim, suy thận.
Giảm cân hiệu quả
Bởi chế độ ăn thô chủ yếu cung cấp nhiều rau xanh và trái cây nên nạp vào cơ thể rất ít calo. Tiêu thụ những thực phẩm này giúp no lâu, giảm cảm giác thèm ăn. Hạn chế việc sử dụng thực phẩm đóng gói và món ăn nhiều dầu mỡ gây tăng cân.
Nguy cơ thiếu chất dinh dưỡng
Nếu áp dụng chế độ ăn thô thuần chay, buộc phải cắt bỏ hoàn toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật. Đặc biệt món ăn không qua chế biến sẽ thiếu đi các chất dinh dưỡng cần thiết gây nên thiếu hụt chất. Tránh ăn sữa, trứng và các loại thịt có thể thiếu:
Dễ mắc ngộ độc thực phẩm
Ăn thô không qua chế biến sẽ nguy hiểm khi ăn sản phẩm động vật. Cách ăn này dễ gây ngộ động cũng như có nguy cơ mắc giun, sán. Các loại thực vật khi ăn không qua chế biến nếu không rửa sạch, cơ thể dễ nhiễm khuẩn và nấm mốc.
Sau khi thắc mắc ăn thô có tốt không được giải đáp thì bạn nên tìm hiểu các món ăn dễ thực hiện khi áp dụng chế độ dinh dưỡng này. Nếu bạn là người mới làm quen với chế độ ăn thô thì cần chọn lựa kỹ những thực phẩm tươi ngon để ăn. Sau đây là thực đơn một ngày với các món ăn theo chế độ ăn thô mà bạn có thể tham khảo:
Bữa sáng
Bữa phụ
Bữa trưa và tối
Chọn thực phẩm nên ăn
Hạn chế các thực phẩm
"Ăn thô có tốt không?" là thắc mắc của nhiều người và đã được làm rõ ở bài viết trên. Chế độ ăn này mang lại những lợi ích nhất định cho sức khoẻ nhưng cũng tồn tại nhiều nguy cơ gây hại song song. Muốn áp dụng chúng trong đời sống hằng ngày, bạn cần chủ động tìm hiểu kỹ thông tin và biết rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân để cân nhắc áp dụng.
Bảo Thanh
Nguồn tham khảo: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.