Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng ăn xong đau bụng do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn đau quặn liên tục hoặc kèm theo một số triệu chứng khác thì nguyên nhân có thể do bệnh lý nghiêm trọng gây nên, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Tình trạng ăn xong đau bụng cũng khá phổ biến vì nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục ra sau.
Sau khi ăn xong, bạn thường cảm thấy đau bụng với các triệu chứng đau cụ thể như bụng dưới bị đau quặn trong thời gian ngắn kèm theo tình trạng buồn nôn, mệt mỏi. Ngoài đau bụng, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng, ợ nóng, ợ hơi, khó nuốt; sốt nhẹ và tiêu chảy; tâm trạng căng thẳng và lo âu và đau thắt vùng ngực từng cơn liên tục với cường độ tăng dần.
Sau đây là những nguyên nhân gây ra tình trạng ăn xong đau bụng thường gặp, gồm:
Người bị khó tiêu thường cảm thấy đau bụng ở phần bụng trên. Chứng khó tiêu cũng làm bạn có cảm giác no sớm trong bữa ăn, đầy hơi, bụng chướng và buồn nôn. Nếu bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể do không có bệnh lý rõ ràng, bạn có thể mắc chứng rối loạn tiêu hóa chức năng vì cơ quan tiêu hóa không hoạt động như bình thường.
Đây là tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản. Triệu chứng của GERD là cảm giác đau khi nuốt và nóng rát trong thực quản. Axit trong dạ dày tiết ra có thể làm tổn thương thực quản.
Viêm tụy có thể gây đau quặn bụng sau khi ăn, thường bắt đầu đau ở bụng trên và lan ra sau lưng kèm theo buồn nôn và nôn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tụy là di truyền,sỏi mật, uống rượu, hút thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Bạn cần chú ý nếu đau bụng sau khi ăn xảy ra ở bất kỳ vị trí nào giữa xương ức và rốn, có thể bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng. Loét dạ dày có thể gây đau ngay cả khi dạ dày của bạn trống rỗng.
Loét dạ dày tá tràng có thể do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, Aspirin và Naproxen, đặc biệt nếu dùng thuốc trong thời gian dài. Vi khuẩn gây bệnh viêm loét dạ dày thường gặp là Helicobacter pylori (H. pylori).
Triệu chứng đau bụng do sỏi mật xuất hiện ở giữa hoặc hạ sườn phải, lan ra sau lưng hay lên vai phải của bạn. Triệu chứng trên xuất hiện sau khi ăn kèm theo buồn nôn, nôn. Điều này đặc biệt hay xảy ra sau khi ăn nhiều chất béo hoặc sau bữa ăn thịnh soạn.
Không chỉ ăn xong thì đau bụng mà lúc bụng đói cũng xuất hiện triệu chứng đau dữ dội kèm sốt, có thể bạn bị viêm túi mật.
Nếu người bệnh bị đau bụng mạn tính có thể đã bị hội chứng ruột kích thích. Triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau như cảm giác co thắt ruột, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón. Ăn xong đau bụng, đầy hơi do hội chứng ruột kích thích thường xảy ra ở vùng quanh rốn. Việc ăn uống có thể kích thích cơn co thắt mạnh ở ruột gây đau bụng.
Ngộ độc thực phẩm cũng gây nên triệu chứng phổ biến là đau quặn bụng sau khi ăn, thường xuất hiện sau ăn vài giờ. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, sốt.
Một số loại thực phẩm gây kích ứng cho dạ dày gây đau bụng như thức ăn cay, thực phẩm có tính axit hay các loại đồ uống như rượu, caffeine.
Cơ thể phản ứng miễn dịch với thức ăn có thể gây ra nhiều triệu chứng trong đó có đau bụng sau khi ăn. Một số thực phẩm gây dị ứng thường gặp như hải sản (nhất là cá), sữa, đậu phộng.
Một dạng dị ứng nhẹ hơn là không dung nạp thực phẩm. Một số thực phẩm cụ thể khiến hệ tiêu hóa bị kích thích và khó tiêu hóa chúng đúng cách. Các chất không dung nạp phổ biến bao gồm gluten và lactose.
Khi ăn quá no, bạn cũng có cảm giác căng no, khó chịu ở vùng bụng trên. Triệu chứng đau bụng sau khi ăn cũng là dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá no. Nếu ăn quá no thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh thuốc do bác sĩ chỉ định, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhằm giảm tình trạng ăn xong đau bụng gồm:
Đau bụng sau khi ăn thường do vấn đề ăn uống nên không cần lo lắng và bạn có thể điều trị tại nhà. Cách điều trị đau bụng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này và các biến chứng của bệnh.
Nếu sau một thời gian thay đổi lối sống và chế độ ăn uống nhưng không có tác dụng, tình trạng đau bụng sau khi ăn vẫn tiếp diễn, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám. Vì nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn có thể là do nhiều vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng khác.
Trường hợp bị đau dữ dội cùng với một trong các triệu chứng như nôn dữ dội, vàng da, sốt, ớn lạnh, bạn cần đi cấp cứu ngay.
Khi đến bệnh viện, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm và cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, chẳng hạn như công thức máu, nội soi dạ dày và đại tràng, chụp X-quang bụng, CT, MRI...
Tóm lại, ăn xong đau bụng có thể do cách ăn uống không khoa học nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Do đó, bạn không nên xem thường khi gặp tình trạng đau bụng sau khi ăn. Nếu không tự khắc phục được, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.