Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe gan nhiễm khuẩn là một loại bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn gây ra, gây tổn thương gan nghiêm trọng. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thông thường bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ rất khó phát hiện nếu chỉ thông qua các triệu chứng lâm sàng, mà phải thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Vậy áp xe gan nhiễm khuẩn là gì? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.
Áp xe gan nhiễm khuẩn (pyogenic liver abscess) là sự hình thành nên ổ mủ nhiễm khuẩn trong hệ thống gan, chúng có thể nhỏ hoặc to, có thể đơn độc hoặc nhiều ổ mủ khác nhau, mà tác nhân gây ra chính là vi khuẩn.
Đa phần áp xe gan nhiễm khuẩn đều là thứ phát, chúng có thể bắt nguồn từ các ổ nhiễm khuẩn ở vùng bụng thông qua đường mật chiếm 40%, 20% là từ tĩnh mạch cửa, còn động mạch gan chiếm 12%. Ngoài ra việc chấn thương, bị xâm lấn từ nhiễm khuẩn do thủng tạng rỗng, hay sau khi chụp đường mật ngược dòng hoặc làm sinh thiết gan… đều có thể gây ra áp xe gan do nhiễm khuẩn.
Theo nghiên cứu, tình trạng áp xe gan do nhiều vi khuẩn khác nhau gây ra. Hầu như các loại vi khuẩn này có nguồn gốc từ đường ruột như khuẩn Klebsiella pneumoniae, khuẩn Escherichia coli, khuẩn Bacteroides hay khuẩn Enterococci… Ngoài ra, nhiễm trùng răng hoặc viêm nội tâm mạc khiến vi khuẩn tụ cầu và phế cầu, cũng gây ra áp xe gan.
Đặc điểm của áp xe gan nhiễm khuẩn gồm có:
Thực tế, triệu chứng lâm sàng của bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn không đặc hiệu, chúng có thể gồm các biểu hiện như:
Để chẩn đoán bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn chính xác hơn, ngoài việc kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
Việc điều trị áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ kết hợp giữa điều trị nội khoa và có sự can thiệp ngoại khoa khi cần thiết.
Phương pháp điều trị nội khoa gồm có:
Dùng kháng sinh
Ngay sau khi xác định người bệnh bị nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để tránh bệnh biến chứng sang nhiễm khuẩn huyết. Biện pháp điều trị đầu tay được áp dụng phổ biến nhất, đó là kết hợp giữa một loại kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 với một thuốc kháng vi khuẩn kỵ khí như Metronidazole. Lựa chọn thứ 2 là kết hợp kháng sinh loại Penicillin với Metronidazol.
Phương pháp dùng kháng sinh đơn thuần có thể sử dụng khi chưa xuất hiện tổn thương hoá lỏng ổ áp xe, tuy nhiên biện pháp này lại có tỷ lệ gây ra biến chứng rất cao. Hơn nữa, hiện tượng đề kháng kháng sinh càng ngày càng tăng, khiến cho việc điều trị có thể phải kéo dài.
Chọc hút ổ áp xe
Đây là phương pháp vừa giúp chẩn đoán bệnh, vừa giúp điều trị bệnh. Nhưng điều đáng lưu ý ở đây là người bệnh phải làm nhiều lần phương pháp này. Ưu điểm của chọc hút ổ áp xe: Cách thực hiện đơn giản, ít xâm lấn, chi phí thấp, có thể chọc được nhiều ổ áp xe. Thông thường, tỷ lệ thành công khoảng 60%.
Dẫn lưu dịch thông qua Catheter
Đa số các trường hợp bị áp xe gan nhiễm khuẩn sẽ lựa chọn phương pháp này, bởi vì có tỷ lệ thành công cao. Dùng dẫn lưu dịch thông qua Catheter kèm theo việc dùng kháng sinh thì cho ra kết quả cao. Ngoài ra, có một số trường hợp chống chỉ định dẫn lưu như rối loạn đông máu hay bụng có dịch. Tuy nhiên, phương pháp này có thể dẫn đến một số biến chứng như thủng tạng rỗng, xuất huyết, dò mủ, phúc mạc và tràn khí màng phổi.
Điều kiện để điều trị ngoại khoa gồm có:
Bệnh áp xe gan nhiễm khuẩn là một loại bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và có tỷ lệ tử vong cao, nhất là những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Hy vọng bài viết trên giúp người đọc có thêm những thông tin hữu ích về loại bệnh này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.