Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu bạn nên biết

Ngày 13/07/2023
Kích thước chữ

Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu thể hiện thông tin cần thiết về hoạt động của gan, thận và các cơ quan quan trọng khác. Do đó, xét nghiệm này thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả.

Các xét nghiệm sinh hóa máu giúp đánh giá chức năng, hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể như gan, tim, thận,… và xác định nguy cơ bệnh tật. Bác sĩ sẽ diễn giải kết quả xét nghiệm sinh hóa máu để bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại xét nghiệm này và ý nghĩa của kết quả.

Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Trước khi biết cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu bạn cũng nên tìm hiểu chung về những liên quan đến xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là phân tích các chất hóa học trong huyết tương bao gồm chất điện giải, protein, chất béo, glucose,... Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá chính xác hoạt động của các cơ quan trong cơ thể và phát hiện các bệnh lý kịp thời.

Hiện nay, có nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau trong khám lâm sàng. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện những xét nghiệm phù hợp nhất, tránh những xét nghiệm không cần thiết.

Một số xét nghiệm phổ biến thường tập trung vào các chỉ số sau: Creatinine, nội tiết tố, chất béo, đường, chất điện giải, đạm, vitamin, khoáng chất,... Các xét nghiệm này tập trung vào việc chẩn đoán và theo dõi tình trạng bệnh lý trước, trong và sau khi điều trị, cụ thể như:

  • Các chỉ số liên quan đến chức năng thận: Ure, creatinin, phốt pho, eGFR, acid uric.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh tiểu đường: Nồng độ glucose, bảng phản xạ HbA1c.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh gút: Axit uric.
  • Chỉ số liên quan đến xương, chức năng tuyến giáp, hàm lượng vitamin D: Canxi, phốt pho, ALP.
  • Chỉ số liên quan đến bệnh tim mạch: Cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol, apolipoprotein B (nếu triglyceride quá cao).
  • Chỉ số liên quan đến gan, mật: Bilirubin toàn phần, ALP, AST, LDH, GGT, ALT,...
  • Chỉ tiêu liên quan đến rối loạn tan máu: Bilirubin.
  • Chỉ số liên quan đến tuyến thượng thận, mất nước, tăng huyết áp, pH máu: Natri, kali,...
  • Chỉ số liên quan đến dinh dưỡng và chức năng tủy xương: Protein, albumin, globulin, tỷ lệ albumin/globulin, LDH.
Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu bạn nên biết 1
Xét nghiệm sinh hóa máu là phân tích các chất hóa học trong huyết tương

Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu

Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau. Các chỉ số này cũng cho biết tình trạng sức khỏe và nguy cơ mắc bệnh. Hiểu được tầm quan trọng của xét nghiệm và ​​​​cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, bạn có thể chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe của mình.

Dưới đây là một số cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu dựa trên những chỉ số khác nhau, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ số xét nghiệm máu trong bảng chuyển hoá cơ bản

Chứa các chỉ số và ý nghĩa sau:

  • Chỉ số albumin (Phân tích protein máu): Giá trị bình thường 3.9 - 5.0 g/dL.
  • Giá trị ALT (Đánh giá chức năng gan): Giá trị bình thường 8 - 37 IU/L.
  • ĐAST (Đánh giá chức năng gan, thận): Giá trị bình thường 8 - 37 IU/L.
  • Chỉ số phosphatase kiềm (Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chức năng gan): Giá trị bình thường 44 - 147 IU/L.
  • Chỉ số BUN (Đánh giá chức năng của tim và thận): Giá trị bình thường 7 - 20 mg/dL.
  • Chỉ số canxi (Nguy cơ loãng xương hoặc các bệnh về xương khớp): Giá trị bình thường 8.5 - 10.9 mg/dL.
  • Trị số clorua (Nhiễm độc, nhiễm toan hoặc nhiễm kiềm): Giá trị bình thường 96 - 106 mmol/L.
  • Chỉ số creatinine (Đánh giá chức năng thận): Giá trị bình thường 0.8 - 1.4 mg/dL.
  • Chỉ số CO2 (Chức năng trao đổi chất và cân bằng độ pH): Giá trị bình thường 20 - 29 mmol/dL.
  • Chỉ số đường huyết (Đánh giá bệnh tiểu đường và tác dụng của insulin): Giá trị bình thường 100 mg/dL.
  • Chỉ số Kali (Đánh giá ảnh hưởng của thuốc): Giá trị bình thường 3.7 - 5.2 mEq/L.
  • Chỉ số natri (Tình trạng hydrat hóa và bệnh lý liên quan đến thành mạch): Giá trị bình thường 136 - 144 mEq/L.
  • Chỉ số đạm toàn phần (Kiểm tra bệnh gan, thận hoặc nhiễm trùng): Giá trị bình thường 6.3 - 7.9 g/dL.
  • Chỉ số Bilirubin toàn phần (Đánh giá chức năng gan, mật, máu): Giá trị bình thường 0.2 - 1.9 mg/dL.

Chỉ số xét nghiệm cholesterol

​​Chỉ số cholesterol giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch và theo dõi quá trình điều trị bệnh. Xét nghiệm máu sinh hóa đánh giá nhiều chỉ số khác nhau về cholesterol gồm:

  • Cholesterol toàn phần.
  • LDL cholesterol.
  • HDL cholesterol.
  • Chất béo trung tính.
  • Tỉ lệ cholesterol thường được tính bằng tỉ lệ HDL cholesterol/tổng lượng cholesterol.
Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu bạn nên biết 2
Tùy thuộc vào triệu chứng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau

Các chỉ số xét nghiệm sinh hoá máu khác

Các xét nghiệm này thường được chỉ định riêng cho một số bệnh nhân.

Xét nghiệm protein phản ứng C

Đây là xét nghiệm chi tiết để đánh giá hoạt động của tim. Nồng độ protein phản ứng C có liên quan chặt chẽ đến tình trạng viêm do tổn thương hoặc căng thẳng bên trong:

  • Nồng độ đo được dưới 1.0 mg/L: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp.
  • Nồng độ đo được khoảng 1.0 - 3.0 mg/L: Nguy cơ mắc các bệnh tim ở mức trung bình.
  • Nồng độ đo được trên 3.0 mg/L: Nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao.

Xét nghiệm Homocysteine

Xét nghiệm được sử dụng để kiểm tra người có bị đau tim, đột quỵ hoặc thiếu vitamin B12 hoặc folate hay không. Kết quả xét nghiệm giúp xác định bệnh tim mạch, tình trạng huyết áp và tỷ lệ trao đổi chất cơ bản.

Mức homocysteine ​​bình thường là 4 - 14 micromol/l. Nồng độ cao trong máu cho thấy nguy cơ đột quỵ và dễ mắc bệnh tim.

Xét nghiệm HbA1c/glycosylated hemoglobin

Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng bệnh tiểu đường. Mức HbA1c bình thường trong máu là dưới 5.7%.

Từ 5.7 - 6.4%, bệnh nhân có thể bị đái tháo đường. Mức HbA1c là 6.5% trở lên được tìm thấy ở những người mắc bệnh tiểu đường.

Khi nào cần xét nghiệm sinh hóa?

Bác sĩ sẽ thảo luận chi tiết với người bệnh về thời gian thích hợp thực hiện xét nghiệm hóa máu sau khi tìm hiểu tiền sử cá nhân và triệu chứng. Tuy nhiên, nhìn chung xét nghiệm sinh hoá máu được thực hiện trong hai trường hợp chính sau:

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi kéo dài, tiểu nhiều, buồn nôn, chóng mặt,...
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh như mệt mỏi do bệnh mãn tính, mất máu do viêm loét dạ dày,...
Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu bạn nên biết 3
Cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu giúp bạn hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân

Với những thông tin trên đây, bạn có thể biết cách đọc kết quả xét nghiệm sinh hóa máu và hiểu cơ bản tầm quan trọng của những xét nghiệm này giúp đánh giá nguy cơ mắc bệnh lý. Để được giải thích chi tiết hơn, hãy hỏi bác sĩ để điều trị cũng như chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin