Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ổ áp xe khu trú ở vùng má có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng hậu quả đều gây đau đớn, ảnh hưởng đến các chức năng nhai nuốt, nói của người bệnh. Vậy áp xe má là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
Áp xe má xảy ra khi có nhiễm trùng ở vùng má gây sưng đau, có thể kèm theo sốt và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của miệng. Thậm chí, cấu trúc giải phẫu vùng má có sự liên thông với các khoang khác ở vùng đầu cổ nên áp xe hoàn toàn có thể lây lan nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm. Trong phạm vi bài viết này, Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị áp xe ở má.
Khoang má là không gian mô mềm với khoảng trống bên trong má, nằm phía trong so với cơ bám da và da nhưng phía ngoài cơ cắn. Khoang má có ranh giới phía trước là góc miệng, phía sau có cơ cắn, phía trên là cung gò má và các cơ bám gò má, phía dưới là cơ hạ góc miệng. Phía trong có cơ mút, phía ngoài là cơ bám da cổ, mô dưới da và da.
Áp xe là tổ chức viêm nhiễm, khu trú tạo thành một khối mềm với mủ bên trong. Mủ tạo thành từ vi khuẩn gây viêm, xác bạch cầu và các mảnh vụn được tạo thành khi bạch cầu chống lại vi khuẩn. Ổ áp xe là một khối lùng nhùng, mềm, sưng nề, nóng đỏ và gây đau. Áp xe má là ổ áp xe hình thành và khu trú trong khoang má.
Áp xe ở má có thể gặp ở bất cứ ai trong chúng ta, bất kể người lớn hay trẻ em. Triệu chứng bệnh sẽ phụ thuộc vào kích thước ổ áp xe và nguyên nhân gây áp xe. Các triệu chứng điển hình thường xuất hiện cùng các ổ áp xe má như:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành áp xe ở má là các bệnh về răng miệng. Phổ biến nhất có thể kể đến những bệnh như:
Áp xe ở má nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giảm nguy cơ biến chứng. Nếu để kéo dài, vi khuẩn ở ổ áp xe có thể lan ra và gây áp xe ở những vị trí khác trong khoang miệng. Nguyên tắc điều trị áp xe ở má là điều trị nguyên nhân và dẫn lưu mủ. Cụ thể, cách điều trị áp xe ở má như sau:
Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh và quyết định liều dùng vì dễ gây kháng thuốc kháng sinh. Nếu bệnh nhân đau nặng, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc giảm đau.
Để điều trị triệt để, các bác sĩ cần tìm ra tận căn nguyên gây áp xe. Bất cứ bệnh lý răng miệng nào được xác định là nguyên nhân gây áp xe má đều cần điều trị triệt để. Nếu không chữa tận gốc, áp xe má sẽ dễ bị tái phát vì nguyên nhân gây bệnh vẫn còn tiềm ẩn.
Tại ổ áp xe, các bác sĩ sẽ chích rạch để dẫn lưu mủ tại vị trí thấp nhất và phồng nhất của ổ áp xe. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu, bơm, rửa để loại bỏ hoàn toàn mủ. Sau khi dẫn lưu mủ, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn vệ sinh và sát trùng hàng ngày để vết thương nhanh phục hồi. Áp xe ở má có thể phục hồi sau 6 - 14 ngày điều trị.
Áp xe má không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến chức năng ăn uống. Nếu để kéo dài, người bệnh bị ảnh hưởng về sức khỏe tổng thể. Vi khuẩn ở ổ áp xe có thể lây lan và tạo thành các ổ áp xe khác ở những vị trí khác trong khoang miệng như áp xe răng. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ áp xe, bạn nên đến ngay bác sĩ răng hàm mặt để được thăm khám.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.