Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp xe hình thành sau chích ngừa là tình trạng khá phổ biến, nhất là sau khi chích thuốc nội tiết, thuốc bổ, vắc xin. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Vậy trẻ chích ngừa bị áp xe có sao không?
Hầu hết các trường hợp, trẻ sau khi tiêm phòng bị sưng hoặc đau tại vị trí tiêm là phản ứng bình thường của cơ thể. Chỗ sưng viêm này sẽ tự biến mất sau 8 tiếng hoặc vài ngày. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ chích ngừa bị áp xe khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Nếu không được điều trị đúng cách, từ ổ áp xe này có thể gây ra sốc nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.
Nhiễm khuẩn khu trú sâu trong da, trong cơ hoặc các cơ quan bên trong cơ thể gọi là áp xe. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành áp xe, trong đó có cả nguyên nhân chích ngừa. Áp xe sau chích ngừa là một biến chứng thứ phát của các vết tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Tình trạng này thường gặp nhất sau khi tiêm thuốc nội tiết, thuốc bổ, vắc xin. Với trẻ em, áp xe do chích ngừa chủ yếu hình thành sau chích ngừa các loại vắc xin phòng bệnh.
Trẻ bị áp xe sau khi tiêm phòng là do phản ứng viêm tại vị trí tiêm. Đây là kết quả của quá trình miễn dịch của cơ thể. Cụ thể là do sau khi tiêm phòng, một số vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tấn công vào vết tiêm. Chúng sinh độc tố và các tế bào miễn dịch của cơ thể chống lại chúng dẫn đến hình thành mủ. Mủ áp xe sau tiêm có màu trắng vì chứa các xác bạch cầu. Ổ mủ này gọi là áp xe.
Sau khi trẻ tiêm phòng, nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc, vệ sinh vết tiêm cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng. Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện nên dễ nhiễm trùng hơn và nhiễm trùng thường xảy ra ở mức độ nặng hơn người lớn. Đây là lý do trẻ chích ngừa bị áp xe phổ biến hơn người lớn chích ngừa bị áp xe.
Áp xe ở trẻ sau khi chích ngừa thường là áp xe nông dưới da. Khi đó, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy sự hiện diện và phát triển dần của khối áp xe. Trẻ sẽ có các triệu chứng như:
Trẻ sơ sinh bị áp xe có nguy hiểm không? Áp xe sau chích ngừa trước hết gây đau đớn, khó chịu và khiến trẻ mệt mỏi vì các triệu chứng nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe sẽ ngày càng lớn dần lên về kích thước và xâm nhập vào các mô sâu hơn, có thể gây áp xe cơ. Cũng có những trường hợp, từ ổ áp xe sẽ xuất hiện một đường rò đưa vi khuẩn đi phá hủy một vùng mô sâu và rộng, khiến việc điều trị khó khăn. Nghiêm trọng nhất, tình trạng nhiễm trùng có thể đi sâu vào máu, gây nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm.
Trẻ chích ngừa bị áp xe có thể điều trị tại nhà nếu dấu hiệu nhiễm trùng không quá nghiêm trọng. Ngay khi ổ áp xe hình thành, cha mẹ cần làm những việc sau đây:
Trẻ chích ngừa bị áp xe có thể phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ áp xe bằng cách:
Trẻ chích ngừa bị áp xe không phải tình trạng hiếm gặp. Chỉ cần chủ động chăm sóc vết tiêm đúng cách, đảm bảo vệ sinh, cho trẻ ăn uống đủ chất để tăng đề kháng, nguy cơ áp xe ở vị trí tiêm sẽ không còn là vấn đề đáng ngại.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.