Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giai đoạn mang thai mẹ bầu cần phải ăn uống phù hợp để thai nhi được phát triển trong bụng một cách khỏe mạnh. Cá gáy vốn là tên gọi khác của cá chép ở một số địa phương ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để sử dụng cá gáy một cách hợp lý thì không phải ai cũng biết. Mẹ bầu ăn cá gáy được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Mẹ bầu ăn cá gáy được không? Ăn như thế nào là hợp lý? Đây là những vấn đề được đa số các bà bầu quan tâm và thắc mắc.
Cá gáy là tên gọi không chính thức của cá chép tại một số địa phương của Việt Nam. Hiện nay, cá gáy còn được biết đến với tên gọi là cá chép biển bởi chúng có hình dạng giống với loài cá chép nước ngọt. Tuy nhiên hai loài này không có mối liên quan về mặt sinh học.
Cá chép có tên khoa học là Cyprius Carpino, thuộc họ Cyprinidae, có nguồn gốc từ châu Âu và châu Á, là một loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam vì có giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là với mẹ bầu.
Cá gáy (hay cá chép biển) có tên khoa học là Lethrius Lentjan - Lacepede, thuộc họ Lethrinidae, có nguồn gốc từ Ấn Độ - Thái Bình Dương, được khai thác nhiều ở các vùng biển miền Trung, Phan Thiết, Phú Quốc. Đây cũng là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao. Cả hai loại cá này đều có công dụng rất tốt cho mẹ bầu. Trong bài viết dưới đây, chỉ đề cập tới giá trị dinh dưỡng của cá gáy (cá chép biển).
Cá gáy hay cá chép biển là loại cá có giá trị về mặt kinh tế vì bởi nó mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cá gáy có chứa 75% nước, 14.5% protein, 0.22% chất béo, 1.67% carbohydrate, cùng các loại chất khoáng vi lượng khác như 4.2 mg% sắt, 13.5mg% phốt pho, 156.2 mg% canxi, kẽm, selen,...
Bên cạnh đó, thịt cá gáy còn đem lại một lượng lớn vitamin A, B, D và các loại omega 3,6,9. Đồng thời, trong cá gáy có chứa rất nhiều DHA và EPA tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thống thần kinh.
Với thành phần dinh dưỡng cao như vậy nên cá gáy có rất nhiều công dụng:
Câu trả lời ở đây là có, tuy nhiên không nên ăn nhiều. Cá gáy ngoài các tác dụng đã được nêu ở trên còn có một công dụng khác đó là an thai. Phụ nữ nếu bị động thai hoặc có thai bị phù thì nên ăn canh cá gáy biển sẽ giúp thai nhi ổn định và giảm thiểu nguy cơ các tai biến sản khoa có thể xảy ra.
Ngoài ra, cá gáy còn có thể chữa được một số bệnh khác như viêm họng, nghe kém, chảy máu tai. Bên cạnh đó, trong cá gáy có chứa hàm lượng lớn DHA và EPA là những chất tốt cho sự hình thành và phát triển của não bộ, thúc đẩy hình thành các nơron thần kinh của thai nhi. Mẹ bầu nên thêm cá gáy vào thực đơn một cách hợp lý để thai nhi được phát triển một cách toàn diện
Cá gáy có giá trị dinh dưỡng rất cao, cũng có rất nhiều công dụng hữu ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên mẹ không nên ăn nhiều cá gáy. Bởi lẽ, tuy là loại thực phẩm dinh dưỡng cao nhưng cá gáy là loại cá biển sống ở tầng nước sâu, vì vậy thịt của chúng dễ bị nhiễm các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân,… gây ảnh hưởng không tốt đến trí não của thai nhi.
Vì vậy thay vì ăn cá gáy, mẹ có thể sử dụng cá chép thay thế với những công dụng tương tự như an thai, bổ não, bổ mắt, bổ huyết,…
Ngoài ra khi sử dụng loại cá nào thì mẹ cũng nên lưu ý một vài điều sau để đảm bảo có thể hấp thu được toàn bộ dưỡng chất từ cá:
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc một vài thông tin giải đáp câu hỏi “Bầu ăn cá gáy được không?”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Hãy thường xuyên theo dõi page Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm các kiến thức về thường thức y học nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.