Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bà bầu bị viêm nha chu điều trị như thế nào?

Ngày 29/05/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm nha chu ở bà bầu do kết quả của sự thay đổi nội tiết tố làm kích thích các mạch máu ở nướu, làm cho nướu bị sưng tấy và trở nên nhạy cảm hơn. Vậy bà bầu bị viêm nha chu có ảnh hưởng gì không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Long Châu nhé.

Viêm nha chu làm một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng được đánh giá khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ thai kỳ. Như vậy nếu phụ nữ đang mang thai mắc phải chuẩn bị nha chu sẽ có những ảnh hưởng gì và có những cách điều trị nào. Trong bài viết sau đây Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ về các ảnh hưởng khi bà bầu bị viêm nha chu, mời các bạn theo dõi nhé.

Bà bầu bị viêm nha chu có ảnh hưởng gì?

Viêm nha chu có phụ nữ đang mang thai là một trong những hiện tượng bị nhiễm trùng bởi những tác nhân từ bên ngoài hoặc có thể do nội tiết tố bên trong. Lúc này vi khuẩn sẽ tấn công tạo nên sự viêm nhiễm cũng như cả các cơn đau nhức khiến cho mẹ bầu phải đối mặt với những thách đố như sau:

  • Khó khăn trong việc ăn uống: Điều này gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và dẫn đến thai nhi có thể khó phát triển một cách bình thường. Nếu như tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể cho mẹ bầu, đi kèm với đó là hệ miễn dịch bị suy giảm cũng như vậy có phải những bệnh lý thông thường như cảm cúm,…
  • Hơi thở có mùi hôi: Vi khuẩn tích tụ bên dưới những chân răng sẽ hoạt động mạnh và làm tăng nguy cơ hình thành những ổ viêm mủ cũng như chảy máu chân răng. Lúc này người bệnh luôn có cảm giác hôi hoặc tanh trong miệng, lưới đắng tạo nên mất vị giác và ăn uống không ngon miệng. Hơn nữa điều này còn khiến cho mẹ bầu ngại giao tiếp với người khác.
  • Cảm giác đau nhức: Khi phụ nữ mang thai bị viêm nha chu, các dây thần kinh bên dưới nướu răng sẽ bị tác động, viêm nhiễm càng nặng thì sẽ càng đau nhiều hơn. Những con đau này sẽ kéo dài và thường sẽ xuất hiện vào buổi chiều tối hoặc đêm khiến cho bà bầu bị khó hoặc mất ngủ.
  • Rụng răng, tiêu xương răng: Viêm nha chu nếu như không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và sẽ khiến cho nướu răng dần tách ra khỏi chân răng. Lợi sẽ bắt đầu xuất hiện những túi mủ và cấu trúc răng cùng như toàn bộ những mô nâng đỡ cũng dần bị phá huỷ. Điều này sẽ dẫn đến việc tiêu xương răng và khiến cho chân răng bị mất chỗ chống đỡ dẫn đến việc lung lay và rụng đi.

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu Điều Trị Như Thế Nào? 1

Viêm nha chu có thể do thay đổi nội tiết tố

 

Những cách điều trị cho bà bầu bị viêm nha chu

Những cách điều trị viêm nha chu cho phụ nữ đang mang thai sẽ có phần đặc biệt hơn bởi mẹ bầu không thể sử dụng được những loại thuốc kháng viêm, kháng sinh vì sẽ có ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Theo như những nha khoa hàng đầu, bà bầu nên điều trị viêm nha chu dứt điểm trong khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 7 của thai kỳ.

Đây là khoảng thời gian mà thai nhi không còn quá nhạy cảm và có thể ít chịu tác động nhất và đồng thời bà bầu cũng có thể đi thăm khám và điều trị bệnh một cách dễ dàng hơn. Chính vì vậy một vài phương pháp điều trị viêm nha chu an toàn, lành tính và vô cùng hiệu quả với phụ nữ mang thai có thể áp dụng như sau:

Điều trị bằng phương pháp dân gian

Thời gian mới bị viêm nha chu, bà bầu có thể thực hiện những phương pháp chăm sóc răng miệng ngay tại nhà có thể giúp loại bỏ nguyên nhân cũng như đẩy lùi được triệu chứng. Ngoài ra, để khắc phục được tình trạng này, dân gian cũng có vài mẹo nhỏ như sau:

  • Nước muối pha loãng: Súc miệng với nước muối pha loãng thường xuyên bởi nước muối có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn khá tốt. Mỗi ngày sử dụng nước muối để súc miệng khoảng 2 lần sẽ thấy kết quả rõ rệt.
  • Tinh dầu đinh hương: Sử dụng tinh dầu đinh hương và bôi trực tiếp lên khu vực bị sưng đỏ. Vì trong tinh dầu này có chứa một lượng khá lớn chất diệt khuẩn và tiêu viêm có tác dụng giảm các triệu chứng viêm nhà chu nhanh chóng cho mẹ bầu.
  • Muối và chanh: Hàm lượng vitamin C chứa bên trong chanh rất cao vì vậy có khả năng chống viêm cực kỳ hiệu quả. Khi kết hợp cùng với muối sẽ tạo nên phương pháp diệt khuẩn tuyệt vời. Mẹ bầu chỉ cần pha muối và chanh thành hỗn hợp sệt và đắp hỗn hợp vào vùng bị sưng nướu bằng bông y tế hoặc vải sạch. Giữ nguyên trong vòng 5 – 7 phút và súc miệng lại với nước.

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu Điều Trị Như Thế Nào? 2

Phương pháp dân gian mang đến hiệu quả tuyệt vời

 

Điều trị an toàn tại nha khoa

Nếu như mẹ bầu không có được kết quả như mong muốn khi áp dụng những biện pháp dân gian, thì mẹ bầu nên đến bác sĩ nha khoa để thăm khám cũng như điều trị tại những đơn vị nha khoa chất lượng. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiệm trọng của việc viêm nhiễm mà nha sĩ sẽ chẩn đoán cũng như đưa ra cho mẹ bầu phương pháp điều trị phù hợp nhất, để đảm bảo an toàn cho thai nhi và mẹ. Cụ thể như sau:

Trường hợp mẹ bầu bị viêm nha chu dạng nhẹ:

Yếu tố chủ yếu dẫn đến việc viêm nha chu nhẹ là do cao răng bám lại và tạo thành nhiều mảng lớn, cứng, tích tụ nhiều vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm và tạo nên cảm giác hôi miệng. Những mảng cao răng này còn được nha sĩ gọi mà vôi răng hoặc cao răng bám chặt vào bề mặt của răng khiến cho răng bị nhám.

Lúc này nha sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng cũng cũng như vệ sinh miệng nhằm loại bỏ được những vi khuẩn gây viêm. Tuy nhiên, cơ địa của mẹ bầu khá nhạy cảm, do đó người thực hiện cạo vôi răng cần phải đảm bảo được kỹ thuật chuyên môn. Tránh việc làm tổn thương đến nướu và lợi làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn. 

Bà Bầu Bị Viêm Nha Chu Điều Trị Như Thế Nào? 3

Điều trị viêm nha chu an toàn tại nha khoa cho mẹ bầu

Trường hợp bà bầu bị viêm nha chu thể nặng:

Trường hợp mẹ bầu bị viêm nhiễm quá nặng có thể dẫn đến viêm nha chu mãn tính cùng với những triệu chứng khác như bị viêm mủ quanh chân răng, chảy máu chân răng,… những trường hợp này cần phải sử dụng thuốc hỗ trợ. Bác sĩ sẽ loại bỏ những mảng bám, dẫn lưu mủ và tiến hành vệ sinh vùng bị viêm nhiễm, sau đó sẽ kê đơn những loại thuốc dành riêng cho mẹ bầu.

Đối với những trường hợp viêm nha chu đã có diễn biến nặng hơn, đến giai đoạn mất mô nướu, đường viền nướu đã có hiện tượng tụt xuống dưới. Khi đó, mẹ bầu cần phải có những mô thay thế khác với mục đích giúp cho răng có thể đứng một cách vững chắc và tránh hiện tượng rụng răng. Nha sĩ sẽ thực hiện những phương pháp ghép mô liên kết và lấp đầy bằng cách lấy lượng nhỏ mô của vòm miệng hoặc những vị trí khác để lấp vào nơi bị mất nướu.

Bài viết trên là những chia sẻ của Long Châu về tình trạng bà bầu bị viêm nha chu cũng như những phương pháp điều trị bệnh lý này. Hy vọng bài viết này sẽ góp phần giúp các mẹ bầu xác định được tình trạng của mình và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất nhé.

Xem thêm: Tìm hiểu về vấn đề viêm nha chu có niềng răng được không?

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm