Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người bị đau bả vai nhưng chủ quan không chữa trị. Lâu ngày, bả vai đau nhức không giơ lên cao được khiến họ lo lắng. Lúc này, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức bả vai này là gì và cách điều trị ra sao?
Đau bả vai là một tình trạng khá thường gặp nhưng nhiều người dễ chủ quan bỏ qua. Cảm giác đau có thể chỉ thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng đến khi người bệnh bị đau dữ dội, khó cử động tay. Vậy bả vai đau nhức không giơ lên cao được nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không và cách điều trị thế nào?
Mỗi chúng ta có hai xương bả vai, nằm ở vùng vai, lưng trên và hai bên cột sống. Đây là các xương hình tam giác có nhiệm vụ kết nối xương cánh tay trên với xương đòn, thành ngực. Xương bả vai giúp chúng ta thực hiện các chuyển động xoay vai ra phía trước, xoay về phía sau, chuyển động nâng vai, hạ vai. Có thể thấy, đây là những xương lớn có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chuyển động của đôi vai.
Vì có phạm vi hoạt động rộng nên xương bả vai dễ bị tổn thương khiến chúng bị đau nhức, khó chịu. Đau nhức xương bả vai có thể được coi là hậu quả của một rối loạn hệ thần kinh cảm giác giác tủy sống cổ. Xương bả vai đau nhức sẽ hạn chế cử động của vai và cánh tay, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt cũng như lao động hàng ngày.
Khi cơn đau khớp vai mới khởi phát, chúng ta có thể chỉ cảm nhận được cảm giác đau âm ỉ, có thể kèm cảm giác châm chích, ngứa râm ran ở vùng bả vai và cổ. Nhưng nếu không sớm can thiệp, cảm giác đau sẽ gia tăng thành đau nhói, cánh tay và vai cử động ngày càng khó và yếu dần, thậm chí bả vai đau nhức không giơ lên cao được.
Đau nhức bả vai có thể phát sinh do nhiều yếu tố. Xác định được đúng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sẽ giúp bác sĩ đề xuất cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng bả vai đau nhức không giơ lên cao được như:
Khi nằm ngủ, vận động sai tư thế hoặc tì đè bả vai trong thời gian dài, các cơ vùng cổ có thể bị co cứng. Các dây chằng, gân cơ quanh vai cũng có thể bị tổn thương. Khi đó, máu nuôi đến cơ và dây thần kinh ở vùng bả vai kém lưu thông khiến bả vai tê bì, đau nhức. Đối tượng dễ gặp tình trạng này thường là công nhân, vận động viên thể thao, nhân viên văn phòng, tài xế,…
Hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai sẽ khiến người bệnh thường xuyên gặp tình trạng bả vai đau nhức khó hoặc không giơ cao được. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng này là việc phải lặp đi lặp lại các động tác có độ khó cao, động tác đưa tay qua đầu liên tục trong thời gian dài. Khi đó, các cơ chóp xoay có thể bị trượt bên trong khoang dưới mỏm cùng vai. Điều này khiến các khoang dưới mỏm cùng vai bị hẹp lại, chèn ép các túi hoạt dịch có thể gây viêm túi hoạt dịch.
Ngoài ra, các chồi xương hình thành do thoái hóa cũng gây ra hội chứng chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai. Khi mắc hội chứng này, người bệnh sẽ bị đau dữ dội khi nâng tay lên ngang vai, qua đầu hoặc ra sau lưng.
Bả vai đau nhức không giơ lên cao được cũng có thể do các cơ chóp xoay bị căng, rách hoặc chấn thương. Các cơ này có nhiệm vụ giữ đầu xương cánh tay trong hốc vai, hỗ trợ thực hiện động tác nâng cánh tay sang bên hay xoay vai.
Cơ chóp xoay bị căng, rách hoặc chấn thương chủ yếu do nâng vật nặng hay lặp đi lặp lại các động tác khó liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, các bệnh lý gân chóp xoay cũng khiến bả vai đau nhức không thể giơ lên cao như: Viêm gân chóp xoay vai.
Viêm dính bao khớp xảy ra khi bao khớp vai dày lên và bị viêm. Tình trạng này thường gặp ở người trên 50 tuổi, người lao động nặng, bị chấn thương, thể thao quá mức,… Nguyên nhân gây viêm dính, đông cứng khớp vai có thể do: Viêm gân cơ chóp xoay, thoái hóa gân cơ chóp xoay, viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai, viêm dính bao khớp ổ chảo – cánh tay, viêm bao hoạt dịch cơ nhị đầu, viêm gân cơ nhị đầu,…
Dây thần kinh cột sống cổ bị chèn ép khi dây thần kinh bị nén ở trên đường đi của dây thần kinh hoặc ở cột sống cổ. Theo sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, cột sống ở cổ sẽ bị mòn dần và tạo ra các gai xương. Những gai xương này khiến các phần bên trong cột sống bị thu hẹp và làm cột sống cứng hơn. Khi đó, các dây thần kinh chạy qua cột sống có thể bị chèn ép, gây yếu tay, cánh tay và vai.
Một số cách chữa đau nhức bả vai tại nhà bạn có thể áp dụng để làm dịu cảm giác khó chịu tạm thời như:
Tuy nhiên, nếu đau bả vai tái phát nhiều lần, đau không có dấu hiệu thuyên giảm, đau kéo dài, bạn cần đến gặp bác sĩ. Qua thăm khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, bác sĩ có thể tìm ra chính xác nguyên nhân đau nhức bả vai nghiêm trọng.
Tùy theo từng nguyên nhân và bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa bằng thuốc kê đơn, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu cũng có thể được chỉ định. Thậm chí, người bệnh có thể cần phẫu thuật để giải quyết tình trạng đau nhức triệt để.
Bả vai đau nhức không giơ lên cao được có thể gây mất ăn, mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc này cũng hạn chế hoạt động của họ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Đau nhức bả vai có thể do nguyên nhân đơn giản, sẽ dần biến mất khi áp dụng các cách chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm về cơ xương khớp. Vì vậy, nếu có triệu chứng đau nhức bả vai, tốt nhất chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.