Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bạn đã biết về 5 loại lá cây hỗ trợ trị hen suyễn hay chưa?

Ngày 15/12/2023
Kích thước chữ

Hen suyễn là chứng bệnh hô hấp khá phổ biến, bệnh gây ra nhiều những tác động xấu đối với sức khỏe của cả người lớn và trẻ em. Tại Việt Nam có rất nhiều loại lá cây hỗ trợ trị hen suyễn phát huy công dụng rất tốt, bạn đã biết về chúng hay chưa?

Sử dụng lá cây hỗ trợ trị hen suyễn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe lại ít gây ra tác dụng phụ. Vậy, 5 loại lá cây hỗ trợ trị hen suyễn là 5 loại lá cây nào? Mời bạn đọc hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thật chi tiết.

Bệnh hen suyễn là bệnh gì?

Bệnh hen suyễn là một căn bệnh mãn tính của hệ hô hấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Khi cơ thể xuất hiện cơn hen, lớp niêm mạc của ống phế quản bị sưng lên, viêm nhiễm và rất dễ bị kích ứng. Sự viêm nhiễm và co thắt liên tục sẽ làm cho các đường dẫn khí bị thu hẹp lại, giảm lưu lượng không khí ra vào phổi, khiến cho người bệnh bị khó thở.

Đường dẫn khí sẽ càng thu hẹp vào nếu tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng và không có biện pháp khắc phục. Lúc này, người bệnh sẽ có cảm giác khó thở, thở khò khè vô cùng khó chịu.

Bạn đã biết về 5 loại lá cây trị hen suyễn hay chưa?1
Hen suyễn là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em

Dùng lá cây trị hen suyễn có hiệu quả không?

Sử dụng lá cây thuốc thực chất chính là sử dụng thuốc Nam để trị hen suyễn. Trái với việc sử dụng thuốc Tây gây ra nhiều các tác dụng phụ, nhiều người lựa chọn sử dụng thuốc Nam, chính là những loại lá cây để trị hen suyễn rất hiệu quả. Mặc dù phương pháp này không thể điều trị dứt điểm bệnh hen suyễn nhưng nếu biết cách và kiên trì sử dụng, kết hợp cùng với một số phương pháp điều trị khác thì sức khỏe của người bệnh cũng sẽ được cải thiện rất nhiều, giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh hen gây ra như ho, khó thở, thở khò khè,...

Bạn đã biết về 5 loại lá cây trị hen suyễn hay chưa?2
Sử dụng lá cây kết hợp với các phương pháp điều trị khác sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng do bệnh gây ra

5 loại lá cây hỗ trợ trị hen suyễn

Lá hẹ

Đứng đầu trong danh sách chính là lá hẹ. Lá hẹ có mùi hơi nồng, nếu sử dụng lần đầu tiên, có thể rất nhiều người sẽ không thích và không quen với mùi hương này nhưng đây chính là một trong những loại cây có tác dụng cực kỳ tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn đã được các nhà khoa học chứng minh. Trong thành phần của lá hẹ có chứa các chất kháng khuẩn mạnh mẽ như adorin, allicin, sulfit,… do đó mà lá hẹ được ví như một liều thuốc kháng sinh tự nhiên có công dụng hỗ trợ trị hen phế quản do nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, lá hẹ cũng giúp hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt hơn, rút ngắn thời gian chữa lành các tổn thương do hen suyễn gây ra.

Để sử dụng lá hẹ hỗ trợ trị hen suyễn, người dùng có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp lá hẹ với gừng, đường phèn, hấp mật ong hay kết hợp với củ nghệ tươi cùng chanh, đu đủ với đường phèn.

Bạn đã biết về 5 loại lá cây trị hen suyễn hay chưa?5
Lá hẹ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, chữa lành các tổn thương do hen suyễn gây ra

Lá tầm xuân

Lá tầm xuân cũng là một loại lá bạn không nên bỏ qua nếu muốn hỗ trợ trị bệnh hen suyễn. Đây là loại lá được sử dụng rất phổ biến, công dụng của loại lá này không khác gì thuốc điều trị giãn phế quản và thuốc giải độc nhẹ. Các triệu chứng của bệnh hen suyễn như ho, ho có đờm cũng sẽ thuyên giảm do lá tầm xuân có khả năng giảm độ nhớt của các chất nhầy rất tốt.

Lá tía tô

Lá tía tô là loại lá rất dễ để tìm thấy lại mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Lá tía tô có tính ấm, vị cay, được quy vào hàng kinh tâm và phế, có tác dụng tiêu đàm, hạ khí, cực kỳ phù hợp sử dụng cho người bị hen suyễn. Không chỉ có thế, rất nhiều các nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ lá tía tô còn giúp giảm triệu chứng dị ứng, chống lại oxy hóa, chống viêm rất tốt. Chính vì những tác dụng trên mà lá tía tô từ lâu đã được xem là vị thuốc Nam hỗ trợ trị và phòng ngừa bệnh hen suyễn đầy tiềm năng.

Để phòng ngừa và trị bệnh hen suyễn, bạn lấy một nắm lá tía tô cho vào nồi nước và nấu trong 10 phút, sau đó gạn lấy nước và uống hết trong ngày.

Bạn đã biết về 5 loại lá cây trị hen suyễn hay chưa?3
Lá tía tô phòng ngừa và cải thiện bệnh hen suyễn rất tốt

Lá trầu không

Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mà lá trầu không cũng có mặt trong danh sách các loại lá hỗ trợ trị hen suyễn. Lá trầu không có thể ức chế nhiều chủng vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn và phế cầu khuẩn. Do đó, lá trầu không có thể giúp cơ thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hen phế quản do vi khuẩn và hen phế quản bội nhiễm.

Để hỗ trợ trị hen suyễn với lá trầu không, bạn hãy chuẩn bị 7 - 8 lá trầu đã rửa sạch, thêm vào đó khoảng 4 - 5 lát gừng mỏng và xay nhuyễn. Tiếp tục cho thêm 1 bát nhỏ nước sôi vào ngâm trong 10 phút. Khuấy đều lên và lọc lấy nước, uống hết trong một ngày. Lưu ý chia làm 2 lần để uống sau bữa ăn 30 phút. Bạn thực hiện uống đều đặn trong vòng 1 tuần, hết 1 tuần thì dừng lại và 30 ngày sau bắt đầu uống trở lại.

Lá hen

Lá hen có khả năng chống lại viêm tương đương với thuốc chống viêm dexamethasone. Trong lá hen còn có chứa hoạt chất α-và β-amyrin giúp giảm chất gây phản ứng viêm niêm mạc đường thở, co thắt và tăng tính phản ứng phế quản - Leukotriene. Người bệnh kiên trì tiêu thụ lá hen sẽ giúp hỗ trợ chống lại viêm, đường thở được mở rộng và làm giảm sự tiến triển của bệnh hen.

Bên cạnh đó, lá hen cũng có khả năng chống lại oxy hóa rất tốt, ngăn chặn stress oxy hóa, nguyên nhân hàng đầu khiến cho phổi bị tổn thương, kích hoạt cơ chế gây viêm và khiến bệnh hen trở nên phức tạp. Lá hen cũng giúp hỗ trợ hạ sốt, giảm đau và kháng khuẩn rất tốt,...

Cần lưu ý gì khi dùng lá cây trị hen suyễn?

Mặc dù sử dụng lá cây hỗ trợ trị hen suyễn đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, an toàn lại tiết kiệm được chi phí cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không thể thay thế hoàn toàn cho các phương pháp điều trị khác được chỉ định từ bác sĩ như sử dụng thuốc.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc Nam nào, bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro về sức khỏe không mong muốn.

Sử dụng lá cây trị hen suyễn chỉ có tác dụng tạm thời nên sẽ phù hợp với các trường hợp hen suyễn nhẹ. Nếu bệnh nhân bị hen suyễn nặng, đi kèm theo nhiều triệu chứng như ho, ho có đờm, tần suất các cơn hen xuất hiện nhiều,... thì cần phải lựa chọn các giải pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Bạn đã biết về 5 loại lá cây trị hen suyễn hay chưa?4
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng bất cứ loại thuốc nào

Có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn đem lại hiệu quả. Dẫu vậy, việc quan trọng mà người bệnh cần lưu ý đó chính là tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng bất cứ phương pháp, loại thuốc điều trị nào. Không lạm dụng và sử dụng bừa bãi các loại thuốc vì có thể sẽ khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, gặp các tác dụng phụ không mong muốn. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin