Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mà bạn cần biết

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Đường huyết là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Mức đường huyết bình thường sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, theo dõi đường huyết là việc rất cần thiết trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về bảng chỉ số đường huyết chuẩn ngay trong bài viết này nhé!

Vậy chỉ số đường huyết như thế nào mới được coi là bình thường? Dưới đây là bảng chỉ số đường huyết chuẩn và những thông tin liên quan đến bảng chỉ số tiểu đường. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu nhé.

Đường huyết là gì?

Đường huyết là lượng đường glucose có trong máu. Glucose là nguồn năng lượng chính của cơ thể, cần thiết cho hoạt động của các tế bào, cơ quan và hệ thần kinh.

Khi chúng ta ăn, đường glucose từ thức ăn sẽ được hấp thụ vào máu. Insulin, một loại hormone do tuyến tụy sản xuất, sẽ giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để sử dụng.

Lượng đường huyết quá cao hoặc quá thấp thì cũng đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức đường huyết bình thường sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả và phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ,...

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mà bạn cần biết 1
Tăng đường huyết có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nếu không được kiểm soát

Đường huyết tăng

Đường huyết tăng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đường huyết tăng có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Có nhiều nguyên nhân gây ra đường huyết tăng, bao gồm:

  • Tăng cân, béo phì;
  • Lối sống không lành mạnh;
  • Tiền sử gia đình bị mắc bệnh tiểu đường;
  • Do một số bệnh lý về tuyến tụy, hormone hoặc nhiễm trùng;
  • Do tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc lợi tiểu, NSAID,…

Hạ đường huyết

Hạ đường huyết hay tụt đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu thấp hơn mức bình thường. Tình trạng này cần được xử trí kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng gây ra. Đôi khi chỉ cần bổ sung một chút đường cũng có thể cải thiện tình trạng hạ đường huyết đột ngột.

Hạ đường huyết có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Bỏ bữa ăn hoặc ăn không đủ bữa;
  • Tập thể dục quá sức;
  • Dùng thuốc hạ đường huyết;
  • Bệnh lý tuyến tụy;
  • Bệnh lý gan;
  • Bệnh lý thận;
  • Bệnh lý nội tiết.

Vậy nên cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm. Do đó, việc nắm được bảng chỉ số đường huyết chuẩn là hết sức cần thiết.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn

Hiện nay, có 4 xét nghiệm phổ biến để theo dõi chỉ số đường huyết, bao gồm:

  • Định lượng HbA1c: HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt, được tạo thành từ sự kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. HbA1c được tìm thấy trong hồng cầu với nhiệm vụ vận chuyển glucose và oxy đến các bộ phận khác trên cơ thể. Dùng để theo dõi đường huyết trong 1 - 2 tháng.
  • Đường huyết lúc đói: Được đo khi bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ.
  • Đường huyết bất kỳ: Được đo khi bạn có ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều và sụt cân không giải thích được.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose: Trước 2 tiếng khi xét nghiệm, bạn sẽ được uống 75g glucose.

Thông thường, bảng chỉ số đường huyết chuẩn được xây dựng dựa trên 4 loại xét nghiệm đường huyết.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mà bạn cần biết 2
Bảng chỉ số đường huyết chuẩn

Ngoài ra còn có trường hợp hạ đường huyết. Mức độ nghiêm trọng của hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường được đánh giá dựa trên mức đường huyết và cần có sự can thiệp của y tế:

  • Hạ đường huyết mức độ nhẹ: Đường huyết thấp hơn 70 mg/dL (3,8 mmol/L) nhưng không thấp quá 54 mg/dL (3 mmol/L).
  • Hạ đường huyết mức độ trung bình: Đường huyết thấp hơn 54 mg/dL.
  • Hạ đường huyết mức độ nặng: Hạ đường huyết đến mức thay đổi trạng thái thể chất hoặc tinh thần như rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não,... và cần được chăm sóc y tế.

Cách đo đường huyết bạn cần biết

Mọi người đều nên theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường như:

  • Thừa cân, béo phì;
  • Có tiền sử gia đình bị mắc bệnh tiểu đường;
  • Có lối sống không lành mạnh, chẳng hạn như ăn uống nhiều đồ ngọt, lười vận động.

Ngoài ra, những người đã mắc bệnh tiểu đường cũng cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc phù hợp.

Có hai cách để theo dõi chỉ số đường huyết:

Tuy nhiên, đối với những đối tượng cần theo dõi đường huyết mỗi ngày thì việc đo đường huyết tại nhà là cách tối ưu nhất.

Bảng chỉ số đường huyết chuẩn mà bạn cần biết 3
Máy đo đường huyết là một thiết bị nhỏ gọn, dễ sử dụng và cho kết quả tương đối chính xác

Để theo dõi chỉ số đường huyết hiệu quả, bạn nên đo ít nhất 2 lần mỗi ngày, đo đúng cách và ghi lại kết quả đo để theo dõi sự thay đổi của đường huyết.

Bạn có thể áp dụng cách đo đường huyết tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Rửa sạch tay lấy máu bằng xà phòng và nước ấm;
  • Xoa bóp nhẹ nhàng lòng bàn tay để máu lưu thông tốt hơn;
  • Nhỏ một giọt máu vào đầu que thử;
  • Đưa que thử vào máy đo đường huyết;
  • Đợi máy đo cho kết quả.

Sau khi đo xong, bạn có thể tham khảo bảng chỉ số đường huyết chuẩn ở trên, kết quả của bạn sẽ tương ứng với đường huyết bất kỳ.

Ngoài ra, xét nghiệm đường huyết tại phòng khám là cách chính xác nhất để đo đường huyết. Xét nghiệm đường huyết thường được thực hiện khi bạn đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có dấu hiệu bất thường về đường huyết.

Cuối cùng, để có một sức khỏe tốt, bạn cần duy trì mức đường huyết ở mức bình thường. Và đây cũng là lý do Nhà thuốc Long Châu cung cấp bảng chỉ số đường huyết chuẩn để bạn có thể tham khảo trong quá trình theo dõi đường huyết. Hy vọng qua chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo thêm: Có những loại xét nghiệm tiểu đường nào? Ý nghĩa của các xét nghiệm tiểu đường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin