Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Áp lực học tập đôi khi khiến cho trẻ bị stress, căng thẳng. Vậy có những cách xả stress trong học tập nào cho hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng tham khảo ngay các cách giảm stress cho học sinh trong bài viết dưới đây nhé!
Khối lượng bài vở và những kỳ thi cử khiến cho các nhiều học sinh, sinh viên gặp nhiều áp lực và rơi vào trạng thái stress, căng thẳng liên tục. Tình trạng stress kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến kết quả thi cử. Vậy nguyên nhân gây stress ở học sinh là gì? Cách giảm stress cho học sinh ra sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc và gợi ý cách xả stress trong học tập hiệu quả nhé!
Stress là trạng thái tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, chán nản về các vấn đề trong cuộc sống. Tình trạng này có thể khiến tinh thần rơi vào trạng thái bất ổn và tạo ra một loạt các phản ứng sinh lý. Khi bạn liên tục cảm thấy bồn chồn, bất an... cơ thể sẽ tiết ra hormone để cung cấp năng lượng cho các cơ, làm tăng nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn bình thường.
Trên thực tế, không phải lúc nào stress cũng mang tính tiêu cực mà sự căng thẳng tích cực cũng có thể có những tác động tích cực đối với sức khỏe tinh thần. Giúp tạo ra động lực và tập trung để giải quyết các vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu trạng thái stress, căng thẳng kéo dài mà không có biện pháp can thiệp kịp thời có thể gây suy nhược cơ thể, tâm trạng tiêu cực, thậm chí dẫn đến trầm cảm.
Trước khi tìm hiểu cách giảm stress cho học sinh thì cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết. Theo đó, một số biểu hiện cho thấy tình trạng stress của học sinh, sinh viên như:
Stress là trạng thái tâm lý thường gặp ở giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học sinh, sinh viên do phải chịu nhiều áp lực từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số nguyên nhân gây stress ở học sinh phổ biến bao gồm:
Trên thực tế, tình trạng stress có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập. Bởi khi căng thẳng thì khả năng tư duy, ghi nhớ cũng sẽ bị giảm sút theo. Để giải tỏa căng thẳng trong việc học tập, bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:
Có một cách để giảm stress cho học sinh rất hữu hiệu là hãy tìm kiếm sự thoải mái trong việc chia sẻ và tâm sự với người thân trong gia đình, bạn bè hoặc bất kỳ ai mà mình tin tưởng. Thay vì cất giấu đi những cảm xúc buồn chán, lo âu của bản thân, thì hãy thử mở lòng để cảm thấy thoải mái hơn.
Hãy thả lỏng và chia sẻ những cảm xúc thật sự của mình, bất kể là bạn đang cảm thấy vui vẻ hay buồn rầu, cảm thấy mệt mỏi ra sao... Gia đình, bạn bè và thầy cô sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe nỗi lòng của bạn và đưa ra những lời khuyên hữu ích, từ đó giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Một trong những cách xả stress trong học tập là chủ động sắp xếp thời gian biểu hợp lý và khoa học. Bởi việc học nhiều môn và phải nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lúc sẽ không mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, hãy phân bổ thời gian cụ thể cũng như lên kế hoạch và xác định thứ tự ưu tiên cho từng môn học. Đối với các môn học có bài kiểm tra, hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc ôn tập và làm bài tập.
Một giấc ngủ ngon và chất lượng cũng là một cách giảm stress cho học sinh. Vì vậy, hãy cố gắng sắp xếp thời gian sao cho cân bằng với việc học tập và vẫn đảm bảo ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ngày. Một giấc ngủ khoa học sẽ hạn chế tình trạng căng thẳng, quá tải cho não bộ. Đồng thời, tăng cường khả năng ghi nhớ.
Ngược lại, việc thường xuyên ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái uể oải, lờ đờ. Điều này có thể tác động xấu đến trí não, hệ thống thần kinh gây cảm giác chán nản, tiêu cực và mất động lực để học tập.
Việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân đối sẽ góp phần giúp làm giảm stress hiệu quả. Nhiều học sinh hay có thói quen bỏ bữa sáng, ăn sáng qua loa và thiếu chất vì dành quá nhiều thời gian cho việc học. Về lâu dài, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất học tập.
Một chế độ dinh dưỡng cân đối, bổ sung đầy đủ các chất sẽ giúp cơ thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, hãy đảm bảo ăn đủ các bữa trong ngày, không bỏ bữa sáng, tăng cường rau xanh và trái cây để cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho cơ thể.
Một trong những cách để giảm stress cho học sinh là duy trì thói quen vận động, tập luyện thể thao mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp nâng cao thể lực mà còn có tác dụng cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Nếu quỹ thời gian hạn chế, bạn có thể dành ra ít nhất khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày để tập một số bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, giãn cơ hoặc tham gia các hoạt động vận động nhẹ nhàng.
Nghe nhạc cũng là một cách cách giảm stress cho học sinh đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Sau những giờ học căng thẳng, bạn có thể thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe một bản nhạc yêu thích hoặc bài nhạc nhẹ nhàng. Âm nhạc không chỉ giúp giải trí mà còn có thể tạo động lực cho học tập và làm việc.
Việc cân bằng giữa việc học tập, nghỉ ngơi và thư giãn sẽ giúp bạn hạn chế được tình trạng stress và tạo thêm hứng thú với việc học. Trên đây là bài viết chia sẻ về nguyên nhân gây stress ở học sinh cũng như các cách giảm stress cho học sinh. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích trong việc giải tỏa căng thẳng trong học tập nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.