Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bật mí các cách trị ho tại nhà không dùng thuốc cực hiệu quả

Ngày 23/02/2023
Kích thước chữ

Ho là một triệu chứng rất phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Ho có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ viêm họng, cảm lạnh, dị ứng cho đến viêm phế quản, hen suyễn và các bệnh lý hô hấp khác. Tuy nhiên, trị ho không nhất thiết phải dùng đến thuốc.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các cách trị ho tại nhà không dùng thuốc nhưng vẫn an toàn và hiệu quả.

Nguyên nhân gây ho

Ho có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó một số nguyên nhân phổ biến sau:

  • Viêm họng: Đây là nguyên nhân chính gây ra ho. Viêm họng thường do các vi khuẩn, virus, vi trùng hoặc dị ứng gây ra.
  • Cảm lạnh: Cảm lạnh thường đi kèm với ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, sốt...
  • Dị ứng: Dị ứng có thể gây ra viêm họng và ho. Dị ứng do phấn hoa, bụi, khói, thuốc lá, thực phẩm và các chất gây dị ứng khác.
  • Viêm phế quản: Viêm phế quản là một bệnh lý nặng hơn so với viêm họng. Triệu chứng chính là ho kéo dài, đau ngực, khó thở.
Bật mí các cách trị ho tại nhà hiệu quả mà không dùng thuốc 1 Ho do nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau

Các loại ho thường gặp

Ho cấp: Tình trạng ho đột ngột xảy ra, thường do hít phải bụi hoặc các chất kích thích, do các bệnh dị ứng, hen. 

Ho khan kéo dài: Xảy ra tình trạng ho nhiều nhưng không xuất hiện đờm. Một trong những nguyên nhân gây ho khan kéo dài có thể do các bệnh về phổi như phù phổi bán cấp, lao kê.

Ho thành cơn: Bệnh nhân ho nhiều lần kế tiếp nhau trong một thời gian ngắn, ho liền một cơn sau đó hít một hơi dài và tiếp tục ho nữa. Cơn ho sẽ làm cho người bệnh thấy đau ngực, bụng do co cơ hô hấp quá mức. 

Ho có đờm: Khi ho thường khạc ra đờm, chất nhầy, bệnh nhân bị ho và cảm thấy nặng.Khi đi bộ hoặc nói chuyện các triệu chứng có thể tăng Người nghiện thuốc lá có thể gặp tình trạng ho có đờm kéo dài.Ở những người nghiện thuốc lào thuốc lá lâu năm bị ho có đờm kéo dài. 

Ho ra máu: Người bệnh ho khạc thấy máu xuất hiện kèm theo. Nó có nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. Đó có thể là một dấu hiệu của các bệnh viêm phổi cấp và mạn tính, ung thư phổi.

Các cách đơn giản điều trị ho tại nhà không dùng thuốc

Sử dụng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch các chất gây dị ứng trong mũi và họng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và họng, từ đó giảm ho và các triệu chứng viêm họng.

Sử dụng mật ong

Mật ong có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, do đó dùng mật ong có thể giúp giảm ho. Bạn có thể lấy một thìa mật ong để dùng hoặc trộn nó với nước ấm để uống.

Sử dụng chanh và mật ong

Chanh có chứa nhiều vitamin C, mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm. Bạn có thể trộn nước chanh và mật ong với nhau, sau đó uống nóng để giảm ho.

Sử dụng mật ong kết hợp rượu giấm táo

Có thể kết hợp giữa mật ong và rượu giấm táo để sử dụng mỗi ngày, mật ong sẽ là kháng khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc và giấm táo giúp cân bằng pH ở cổ họng.

Sử dụng tỏi

Tỏi có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, do đó có thể giúp giảm ho. Bạn có thể dùng tỏi tươi để ăn hoặc trộn với mật ong để uống.

Sử dụng gừng

Gừng là một trong những thực phẩm chứa các chất giúp kháng viêm, giảm sưng tấy ở cổ họng. Nếu bạn đang bị ho, trà gừng sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.

Siro ho

Bạn có thể tự tay làm siro ho tại nhà bằng cách cho một ít nước vào chảo, thêm một ít bột nghệ, quế và một ít ớt cayenne vào rồi đun sôi. Có thể thêm vào một chút mật ong. Đợi cho đến khi hỗn hợp cô đặc và sệt lại là bạn đã có được một loại siro ho nhà làm vô cùng hiệu quả.

Uống nước ấm

Bổ sung nước hằng ngày là điều cần thiết đối với cơ thể, đặc biệt khi bạn đang gặp những cơn ho phiền toái uống nước ấm sẽ giúp bạn cải thiện ho rất nhiều. Ngoài ra nó còn ngăn tình trạng tích tụ đờm.

Tính dầu tự nhiên

Tinh dầu bạc hà sẽ giúp cho cổ họng dịu lại và mang đến cảm giác vô cùng dễ chịu cho tình trạng ho của bạn.

Sử dụng các loại trà

Các loại trà tốt cho sức khỏe như trà cam thảo, trà xạ hương, trà tầm gửi, trà bồ công anh... có tính chất giải độc, kháng viêm, giảm đau và giảm ho. Bạn có thể uống các loại trà này hàng ngày để giảm triệu chứng ho.

Bật mí các cách trị ho tại nhà hiệu quả mà không dùng thuốc 2

Chanh và mật ong giúp trị ho tại nhà hiệu quả

Những lưu ý khi điều trị ho tại nhà không dùng thuốc

Trong thời gian áp dụng các cách trị ho tại nhà không dùng thuốc, bạn lưu ý các điều sau để đạt hiệu quả tốt hơn:

  • Nếu triệu chứng ho kéo dài và không giảm sau vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra và xác định nguyên nhân cụ thể.
  • Trong trường hợp ho kéo dài và cực kỳ khó chịu, bạn nên sử dụng các loại thuốc kháng ho để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, tránh sử dụng quá liều hoặc dùng quá lâu.
  • Tránh hít phải khói thuốc lá hoặc các chất gây dị ứng khác, để tránh làm tăng triệu chứng ho.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Giữ ấm cơ thể và tránh tiếp xúc với nước lạnh hoặc gió lạnh, để tránh tăng triệu chứng ho.
  • Tăng cường vận động, thư giãn và giảm căng thẳng để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Bật mí các cách trị ho tại nhà hiệu quả mà không dùng thuốc 3 Giữ ấm cơ thể và tăng cường chế độ dinh dưỡng cải thiện tình trạng ho

Các biện pháp giúp phòng tránh ho

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bệnh và động vật hoang dã.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc ở trong môi trường ô nhiễm.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng như bụi, phấn hoa, lông động vật...
  • Tránh hút thuốc lá và giảm tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với gió lạnh, nước lạnh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về cách trị ho tại nhà không dùng thuốc. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho bạn đọc có thể áp dụng để trị ho tại nhà một cách an toàn và hiệu quả.

Xem thêm: Bật mí các cách trị ho bằng gừng và lưu ý khi điều trị

Ngọc Trang

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin