Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung kẽm đúng cách.
Kẽm là chất bảo vệ chống ôxy hóa và sự xâm nhập tấn công của các gốc tự do, giúp chống lại tác dụng của một số chất độc, kim loại nặng và các chất ô nhiễm khác. Thiếu kẽm chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý như suy giảm thính giác, xơ vữa động mạch, loét miệng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
Bổ sung kẽm với tác dụng giúp da, tóc, móng phát triển. Nếu bạn bị thiếu kẽm thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu như tóc sẽ trở nên xơ cứng, dễ rụng tóc, màu tóc chuyển dần từ đen sang vàng, có những bớt trắng, da bị khô, xạm, móng tay dễ bị gãy và khi gãy quá trình mọc lại rất chậm.
Người bị thiếu kẽm sẽ mất đi cảm giác ngon miệng của bữa ăn vì sự nhạy cảm của vị giác đã bị giảm hoặc mất hẳn. Những dấu hiệu khác như viêm lưỡi bản đồ, viêm loét niêm mạc miệng, chậm liền sẹo, khả năng miễn dịch suy giảm..., cũng là những biểu hiện cơ thể đang thiếu kẽm, báo hiệu bạn cần phải bổ sung kẽm cho cơ thể ngay lập tức.
Đối với trẻ em khi thiếu kẽm sẽ xuất hiện trạng thái lười ăn, thể lực chậm phát triển. Đối với đàn ông thì khả năng sinh sản giảm. Tỉ lệ loãng xương và teo cơ ở người lớn tuổi sẽ càng tăng cao nếu cơ thể bị thiếu kẽm vì điều này sẽ gây ra trạng thái mất cân bằng đồng hoá với các tác nhân của lão hoá như chất độc và gốc tự do.
Nếu phụ nữ đang có thai mà bị thiếu kẽm sẽ đặc biệt nguy hiểm cho đứa bé trong bụng, bởi vì thiếu kẽm làm gia tăng biến chứng của thai nghén, trọng lượng trẻ sơ sinh bị giảm, xác suất biến dạng hệ thần kinh và kém phát triển tinh thần cao, nguy hiểm hơn là bị lưu thai và nguy cơ sinh non tăng gấp 3 lần.
Theo các chuyên gia, bạn nên bổ sung kẽm vào buổi sáng, 1 giờ trước bữa ăn hoặc 2 giờ sau bữa ăn vì uống kẽm khi bụng đang đói có thể gây rối loạn tiêu hoá. Trong trường hợp bạn có sử dụng các nguyên tố vi lượng khác như canxi và magie thì bạn nên giãn cách từ 2 đến 4 tiếng mới bổ sung kẽm.
Cơ thể của chúng ta không tự dự trữ kẽm nên bạn cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý và phù hợp để cơ thể bổ sung được đầy đủ kẽm. Các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật thường sẽ chứa nhiều kẽm hơn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Các thực phẩm giàu kẽm bạn nên có trong bữa ăn hàng ngày như thịt bò, cừu, gà, lợn nạc, sò, hàu, cá, tôm, cua, sữa, trứng, mầm lúa mì, ca cao, các loại hạt, đậu, hạnh nhân, táo, hoa anh đào, lá chè xanh...
Theo các chuyên gia, trong thực đơn ăn hàng ngày bạn nên có sự cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật. Hiện nay, trên thị trường cũng có nhiều loại chế phẩm chứa vitamin muối khoáng có hàm lượng kẽm khá đầy đủ, bạn có thể lựa chọn những sản phẩm uy tín để bổ sung kẽm.
Nên bổ sung kẽm cho những đứa trẻ bị biếng ăn chậm lớn, trẻ bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm sẽ có mức độ kẽm thấp nên càng phải chú trọng bổ sung kẽm.
Phần lớn kẽm có trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật nên những người ăn chay (đặc biệt là người ăn chay trường) sẽ rất dễ bị thiếu kẽm. Trong bữa ăn của họ cần nhiều hơn 50% kẽm trong chế độ ăn uống so với người không ăn chay.
Cần chú trọng bổ sung kẽm cho những người bị mắc bệnh viêm ruột loét miệng, viêm ruột kết, rối loạn tiêu hóa, bệnh thận mạn tính hoặc hội chứng ruột ngắn vì những người mắc các chứng bệnh này thường sẽ khó khăn trong việc hấp thụ và giữ lại kẽm từ những thực phẩm mà họ ăn.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú thì càng phải bổ sung kẽm để đáp ứng đủ nhu cầu kẽm của bào thai. Với những người mới có thai sẽ có lượng kẽm dự trữ rất thấp vì vậy, mỗi ngày sẽ cần phải bổ sung thêm nhiều kẽm hơn những người khác. Người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm, nghiên cứu gần đây cho thấy 60-70% những người bị bệnh hồng huyết cầu hình lưỡi liềm có mức độ kẽm thấp hơn (điều này đặc biệt đúng đối với trẻ em), bởi vì cơ thể hấp thụ nó khó khăn hơn.
Đặc biệt, bạn nên chữa các bệnh gây ra tình trạng thiếu kẽm trước khi bổ sung kẽm. Nên sử dụng thêm vitamin A, B6, C và phospho trong quá trình bổ sung kẽm vì các chất này làm tăng sự hấp thu kẽm. Nếu dùng cả sắt và kẽm nên dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Bạn nên lưu ý tránh bổ sung thừa kẽm vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Kẽm là một trong những khoáng chất vi lượng cần thiết trong việc duy trì hoạt động sống của con người. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được tầm quan trọng của việc bổ sung kẽm cũng như cách bổ sung kẽm hiệu quả. Ngoài ra, hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng để tránh bổ sung dư thừa kẽm nhé.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.