Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao?

Ngày 19/07/2023
Kích thước chữ

Bé bị táo bón sau tiêu chảy là điều khiến không ít bố mẹ lo lắng và không biết làm cách nào để chữa trị kịp thời. Vậy thì đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia trong bài viết sau nhé.

Không ít bé bị táo bón sau tiêu chảy, tuy vậy nhiều bố mẹ vẫn chưa hiểu được nguyên nhân, cũng như chưa biết cách để cải thiện tình trạng này. Nếu vậy, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để hiểu rõ hơn về hiện tượng này nhé.

Mẹ phải làm gì khi bé bị táo bón sau tiêu chảy?

Khi bé bị táo bón sau tiêu chảy, các bố mẹ không biết nên làm gì để có thể cải thiện tình trạng này cho trẻ, thì dưới đây là một số gợi ý biện pháp như:

Bổ sung rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày

Trong các loại rau xanh và trái cây có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, tăng kích thước phân, hạn chế và ngăn ngừa các bệnh đường ruột, ngăn ngừa ung thư đại, trực tràng rất hiệu quả.

Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao? 2
Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao?

Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì lượng chất xơ cần cho cơ thể cũng khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ dưới 5 tuổi: 15g/ngày.
  • Trẻ từ 5 - 11 tuổi: 20g/ngày.
  • Trẻ từ 11 - 16 tuổi: 25g/ngày.

Bổ sung nước

Bé chỉ uống nước khi cảm thấy khát. Tuy nhiên, như vậy sẽ không đáp ứng đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày. Vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ uống nước nhiều hơn, đặc biệt là lúc bé bị táo bón sau tiêu chảy, điều này giúp làm mềm phân hơn và bé đi ngoài dễ hơn.

Với những trẻ còn bú sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả trong chế độ ăn của mình để trẻ hấp thu chúng qua sữa mẹ.

Tăng cường cho trẻ vận động

Tập luyện thể dục thể thao không những tốt cho việc lưu thông máu, mà còn giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện chứng táo bón sau tiêu chảy nhanh chóng.

Với trẻ dưới 1 tuổi chưa thể tự vận động được thì bố mẹ nên hỗ trợ cho con thông qua động tác đạp xe. Còn những trẻ trên 1 tuổi thì cho con tự đi bộ, chạy nhảy hay các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với lứa tuổi.

Tập cho trẻ đi tiêu hàng ngày

Không chỉ nên tập cho trẻ đi tiêu khi bị táo bón sau tiêu chảy, mà ngay cả những lúc bình thường, mẹ cũng nên tập cho bé thói quen đi đại tiện hằng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng. Việc này giúp phòng ngừa táo bón, giúp đào thải phân, độc tố tích tụ suốt một ngày một đêm ra ngoài.

Dạy cho bé ngồi đi đại tiện đúng cách

Theo các chuyên gia thì ngồi xổm khi đi đại tiện sẽ giúp tránh được bệnh về trĩ, táo bón và một số bệnh về khung xương chậu. Do khi ngồi xổm thì góc hậu môn không bị thắt lại, nên việc đẩy phân ra ngoài sẽ dễ dàng hơn.

Nên tập tư thế ngồi đại tiện cho trẻ từ khi còn nhỏ để giúp bé không phải gồng mình lên, rặn nhiều.

Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao? 3
Dạy trẻ cách ngồi đại tiện đúng cách để tốt để trị táo bón

Thực hiện động tác massage bụng

Thực hiện massage vùng bụng cũng là một phương pháp giúp giảm táo bón nhanh chóng. Thời điểm tốt nhất để massage bụng cho con là sau bữa ăn khoảng 1 tiếng.

Có khá nhiều bài tập massage bụng đơn giản các mẹ nên tham khảo, chẳng hạn như theo kiểu “I Love U”. 

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị táo bón cũng là giải pháp khắc phục tình trạng bé bị táo bón sau tiêu chảy. Các thực phẩm này hầu hết đều chiết xuất từ thành phần tự nhiên nên rất an toàn cho trẻ. 

Tuy nhiên, trước khi sử dụng cho trẻ, các bố mẹ nên tìm hiểu kỹ sản phẩm phù hợp với con. Có thể tham khảo vài sản phẩm của Nhà thuốc Long Châu như siro Fitobimbi Isilax, thuốc Rectiofar Pharmedic, bột pha hỗn dịch nhuận tràng PEGinpol Buona,...

Thăm khám bác sĩ

Nếu đã áp dụng các cách ở trên mà tình trạng táo bón vẫn còn kéo dài đi kèm với các biểu hiện sau thì các mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Táo bón kèm nôn trớ, bị sốt cao, khi ngủ thì quấy khóc, ngủ không sâu giấc.
  • Hậu môn trẻ bị rách, phân bị vón cục, kèm theo máu trong phân.
  • Trẻ sút cân kéo dài, bị biếng ăn và chậm lớn.
  • Táo bón liên tục.

Gợi ý thực phẩm cho bé bị táo bón sau tiêu chảy

Ngoài một vài phương pháp trị táo bón ở phần trên thì các mẹ nên chọn những loại quả từ thiên nhiên để cải thiện tình trạng táo bón sau tiêu chảy cho bé như:

Quả bơ

Trong quả bơ chứa nhiều dưỡng chất tốt và cần thiết cho việc chữa táo bón ở trẻ như chất xơ, vitamin C, K, E, B và các khoáng chất khác.

Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao? 3
Bơ trị táo bón sau tiêu chảy hiệu quả

Đu đủ

Chất xơ là thành phần quan trọng trong đu đủ có tác dụng điều trị chứng táo bón cho trẻ. 

Quả thanh long

Ngoài thành phần chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa thì thanh long còn có tính mát, nhiều nước nên rất tốt cho người bị táo bón.

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây thanh mát và mọng nước. Cho bé ăn hoặc uống nước ép dưa hấu lúc bị táo bón sẽ giúp bổ sung nước và chất xơ cần thiết giảm tình trạng táo bón đáng kể.

Quả cam

Cho bé bị táo bón ăn cam hay uống nước ép cam để tăng cường hệ miễn dịch cũng như cải thiện, khắc phục chứng táo bón.

Bé bị táo bón sau tiêu chảy các mẹ phải làm sao? 5
Dinh dưỡng có trong cam giúp kích thích sản xuất dịch tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón

Lưu ý khi bé bị táo bón sau tiêu chảy

Trong quá trình điều trị táo bón cho trẻ mẹ cần hết sức lưu ý:

  • Bổ sung nước cho con để giúp điều hòa cơ thể. Đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón quay trở lại.
  • Bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ từ rau xanh, hoa quả.
  • Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, các loại thực phẩm gây khó tiêu và dễ gây nóng trong ví dụ bim bim, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn cay nóng,…
  • Các loại thịt đỏ cũng nên hạn chế cho trẻ dùng. Bởi chúng chứa nhiều sắt làm cho phân cứng hơn.
  • Không tự ý mua men vi sinh, men tiêu hóa hay thuốc uống, thuốc thụt hậu môn cho trẻ khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bố mẹ biết được biện pháp cải thiện khi bé bị táo bón sau tiêu chảy. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và mau ăn chóng lớn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin