Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào?

Ngày 09/06/2024
Kích thước chữ

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, các bậc phụ huynh hay dùng điện thoại để dỗ bé trong nhiều tình huống khác nhau. Cụ thể là hình thành thói quen bé xem điện thoại mới chịu ăn. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn biết những tác hại và cách xử lý khi bé xem điện thoại mới chịu ăn.

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con không chịu ăn thường chọn cách cho con xem tivi, chơi điện thoại, iPad,... với hy vọng con sẽ ăn nhanh hơn. Tuy nhiên, thói quen bé xem điện thoại mới chịu ăn này lại khiến việc ăn uống của bé trở nên khó khăn hơn và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tác hại của việc bé xem điện thoại mới chịu ăn

Mặc dù việc xem điện thoại có thể giúp cho trẻ chịu ăn nhưng lại đem lại những tác hại không ngờ tới. Theo các bác sĩ thì việc cho bé vừa xem điện thoại vừa ăn có những nguy hiểm tiềm tàng như sau:

Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng

Việc vừa ăn vừa xem điện thoại sẽ gây đau dạ dày do bé phải ngồi lâu trong nhiều giờ đồng hồ để ăn hết lượng thức ăn mà cha mẹ đã chuẩn bị sẵn. Từ đó làm giảm tốc độ trao đổi chất trong cơ thể và khiến thức ăn bị tiêu hóa chậm hơn.

Bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào? 2
Bé xem điện thoại khi ăn sẽ có hại cho hệ tiêu hóa

Ngoài ra, khi ăn, não sẽ phát tín hiệu xuống dạ dày để tiết dịch vị và men tiêu hóa. Nếu bé sử dụng điện thoại hoặc tivi trong lúc ăn, tín hiệu này bị chia sẻ, dẫn tới hệ tiêu hóa bị rối loạn. Thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ gây ứ đọng, dễ sinh ra các bệnh viêm dạ dày và viêm ruột.

Nguy cơ thừa cân béo phì

Việc ăn trong lúc xem tivi hay điện thoại sẽ thu hút toàn bộ sự chú ý của bé vào màn hình, làm cho bé không nhận ra được khi nào cảm thấy no. Bình thường, khi ăn, não sẽ phát tín hiệu để nhận biết cảm giác no và điều chỉnh lượng thức ăn tiêu thụ. Tuy nhiên, khi bé tập trung vào điện thoại, các tín hiệu này bị lơ là, dẫn đến việc não không kịp thời nhận ra khi dạ dày đã đầy.

Bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào? 3
Vừa xem điện thoại vừa ăn sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì

Khi cảm giác no trong não bị mờ nhạt, bé sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể, vì không nhận ra dấu hiệu dừng lại. Điều này dễ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều calo và tích tụ mỡ thừa.

Lâu dài, thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân và béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và phát triển thể chất. Thừa cân, béo phì không chỉ gây ra các vấn đề về vóc dáng mà còn liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, cao huyết áp và các bệnh tim mạch.

Không có cảm giác ngon miệng

Khi bé ăn mà không chú ý vào món ăn để thưởng thức hương vị mà lại chăm chú vào điện thoại, cảm giác ngon miệng sẽ giảm đi đáng kể. Sự phân tán chú ý này khiến bé không tận hưởng được mùi vị, kết cấu và hương vị của thức ăn. Thay vì cảm nhận hương vị từng miếng ăn, bé chỉ ăn một cách vô thức, không thực sự quan tâm đến món ăn đang ăn.

Khi không cảm nhận được sự hấp dẫn của món ăn, bé có thể trở nên kén ăn, từ chối thử những món mới, hoặc mất hứng thú với bữa ăn. Lâu dài, điều này có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Gia đình thiếu sự gắn kết

Nếu cả cha mẹ và con cái đều có thói quen xem điện thoại khi ăn, hoặc cha mẹ cho bé xem điện thoại khi ăn, thì cả gia đình sẽ ít trò chuyện và ít có thời gian gắn kết với nhau. Bữa ăn gia đình là cơ hội quý giá để các thành viên kết nối, chia sẻ về những sự kiện trong ngày của mình và xây dựng mối quan hệ bền chặt.

Khi mọi người trong gia đình đều bị cuốn hút bởi các thiết bị điện tử, không gian giao tiếp trực tiếp sẽ bị thu hẹp lại. Trẻ em không chỉ mất đi cơ hội học hỏi kỹ năng giao tiếp và ứng xử xã hội từ cha mẹ và anh chị em, mà còn cảm thấy ít được quan tâm chú ý. Thiếu sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt trong gia đình.

Thay đổi thói quen khi bé xem điện thoại mới chịu ăn

Khi bé xem điện thoại mới chịu ăn sẽ có lợi cho cha mẹ do bé không tập trung vào việc ăn uống. Do đó cha mẹ có thể cho bé ăn được lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Tuy nhiên về lâu dài đây là thói quen xấu ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Cha mẹ có thể áp dụng một số cách để thay đổi thói quen bé xem điện thoại mới chịu ăn sau đây:

  • Cho bé ăn khi đói để bé tập trung vào việc ăn: Điều này có nghĩa là không nên cho bé ăn nhiều đồ ăn vặt gần thời điểm ăn bữa chính. Khi bé đang đói, bé sẽ ít quan tâm đến việc có điện thoại trước mặt hay không.
  • Thay đổi thói quen xem điện thoại một cách từ từ: Lúc mới bắt đầu điều chỉnh thói quen này, hãy cho bé vừa ăn vừa xem điện thoại trong 5 phút, sau đó dọn đồ ăn đi. Nếu bé quấy khóc và không ăn đủ, có thể cho bé ăn tiếp nhưng đừng cho bé xem điện thoại.
  • Thiết lập quy tắc không xem điện thoại khi ăn: Nếu bé vẫn muốn xem điện thoại hoặc chơi trò chơi yêu thích trên điện thoại, bạn có thể nhượng bộ bằng cách thỏa thuận với bé sẽ xem sau khi ăn xong.
  • Cả gia đình cùng ăn chung và trò chuyện với nhau. Như vậy cả gia đình sẽ tập trung vào bữa ăn cũng như những vấn đề của các thành viên trong gia đình. Nếu chỉ riêng bé bị cấm, sẽ rất khó để thay đổi thói quen của bé.
  • Có thể nhờ đến bác sĩ tâm lý: Nếu đã áp dụng hết các biện pháp trên mà vẫn không có tác dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được giúp đỡ. Thay đổi việc bé xem điện thoại mới chịu ăn không phải là điều đơn giản. Điều đơn giản tốt nhất là không nên hình thành thói quen này ngay từ đầu.
Bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào? 4
Bé có thói quen xem điện thoại mới chịu ăn có thể bị ảnh hưởng từ cha mẹ

Phòng ngừa thói quen xấu khi bé xem điện thoại mới chịu ăn

Thay vì phải tìm các biện pháp để khắc phục việc bé xem điện thoại mới chịu ăn, thì đơn giản nhất là tránh hình thành thói quen này từ ban đầu.

  • Nên kiên nhẫn cho bé ăn trong giai đoạn bé ăn dặm.
  • Bạn không nên dùng điện thoại khi cho bé ăn để bé hiểu rằng việc ăn uống và xem điện thoại là hai việc khác nhau không xảy ra cùng lúc.
  • Tập cho bé vào bếp xem mẹ nấu ăn hoặc tập cho bé cùng nấu ăn với mẹ khi bé đủ lớn. Việc này giúp cho bé thấy thú vị hơn khi ăn những món ăn do mình làm.
  • Nên cho bé ngồi ăn chung cùng gia đình.
Bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào?  5
Cả gia đình ăn uống cùng nhau giúp hạn chế thói quen xấu - bé xem điện thoại mới chịu ăn

Như vậy qua bài viết trên bạn đã có được câu trả lời khi bé xem điện thoại mới chịu ăn: Tác hại và cách xử lý như thế nào? Mặc dù khó có thể thay đổi được thói quen này nhưng nếu cha mẹ kiên nhẫn cùng con thì sau này mọi việc sẽ dần dễ dàng hơn. Đặc biệt bỏ được thói quen xấu thì có thể tránh được các tác hại khi bé xem điện thoại mới chịu ăn.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin