Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh giãn phế quản có lây không?

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Giãn phế quản là một trong số những bệnh lý về đường hô hấp thường gặp ở khá nhiều người. Vậy bệnh giãn phế quản có lây không?

Giãn phế quản là tình trạng các phế quản phổi bị giãn ra và rất khó hồi phục được. Cùng với cách bệnh lý như ung thư phổi và lao phổi, giãn phế quản có thể đe dọa tính mạng con người. Để hiểu rõ về vấn đề “bệnh giãn phế quản có lây không?”, bạn hãy theo dõi nội dung dưới bài viết sau.

Triệu chứng giãn phế quản

Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ho: Bệnh nhân sẽ có thể bị ho có đờm hoặc ho khan. Tình trạng này thường gặp ở 80% bệnh nhân bị giãn phế quản. Theo đó họ thường khạc đờm nhiều nhất vào buổi sáng, có những trường hợp thì số lần khạc đờm thường rải rác trong ngày.
  • Ho tái phát, thi thoảng kèm theo triệu chứng ho ra máu. Theo đó, ho ra máu chính là biến chứng cuối cùng của 50% trường hợp bệnh nhân bị giãn phế quản. Tình trạng ho ra máu thường xảy ra sau khi bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng và có thể kéo dài trong nhiều tháng và nhiều năm.
Bệnh giãn phế quản có lây không?1 Bệnh giãn phế quản 
  • Đau ngực chính là triệu chứng thường gặp khi bệnh nhân bị nhiễm trùng hô hấp tái phát.
  • Tình trạng khó thở, thở khò khè thường gặp ở những bệnh nhân giai đoạn nặng. Phế quản bệnh nhân bị hẹp là đánh mất khả năng co giãn.

Tuy rằng giãn phế quản không thể tự hồi phục được nhưng việc điều trị có thể làm thuyên giảm triệu chứng và hạn chế sự phát triển của các triệu chứng. Bên cạnh đó, việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa vòng luẩn quẩn của tình trạng nhiễm trùng được lặp đi lặp lại.

Bệnh giãn phế quản có lây không?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý mà bạn có thể biết được bệnh giãn phế quản có lây không. Nếu như bạn mắc chứng giãn phế quản bẩm sinh hay di truyền thì bệnh sẽ không có khả năng lây nhiễm nhưng lại có thể di truyền.

Bệnh sẽ không có khả năng lây lan nếu như bạn tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hoặc hóa chất lọt vào trong đường thở và gây ra tình trạng mòn, giãn phế quản. Bên cạnh đó, dị vật hay các khối u sẽ gây sự chèn ép lên phế quản là cho phần phế quản ở dưới chỗ chít hẹp phải bị tăng áp lực thường xuyên và gây ra chứng giãn phế quản. Tuy vậy, đa số các trường hợp này thường xuất hiện bội nhiễm nên chứng giãn phế quản có thể lây lan cho người khác.

Nếu như căn bệnh giãn phế quản của bạn hình thành sau quá trình viêm hoại tử phế quản, thường là do sự nhiễm trùng phế quản hay phổi tái diễn như cúm, ho gà, bệnh sởi… thì bệnh giãn phế quản hoàn toàn có khả năng lây lan.

Bệnh giãn phế quản có lây không?2 Bệnh giãn phế quản có lây không?

Do vậy, nếu như nguyên nhân dẫn đến giãn phế quản là do yếu tố di truyền và bẩm sinh không có nhiễm trùng thì bệnh sẽ không lây. Nếu như nguyên nhân gây bệnh là do virus thì bệnh hoàn toàn có khả năng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp.

Phòng ngừa bệnh giãn phế quản

Khi đã mắc phải căn bệnh giãn phế quản, việc điều trị sẽ khá phức tạp và tốn kém. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh lý là điều rất cần thiết và quan trọng.

Trước hết, bệnh nhân cần tiêm ngừa vacxin phòng ngừa bệnh cảm cúm. Thông thường, sức đề kháng ở người bệnh sẽ bị suy giảm rất nhiều nếu như mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn về tai, mũi, họng và hô hấp mà hệ quả cuối cùng đó là gây ra chứng giãn phế quản.

Đối với trẻ nhỏ, trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ để đề phòng các bệnh lý như sởi, lao, bạch hầu, ho gà… bởi nếu mắc phải các bệnh lý này, trẻ rất dễ bị giãn phế quản khi đến độ tuổi trưởng thành.

Bệnh giãn phế quản có lây không?3 Tiêm ngừa vacxin phòng bệnh cảm cúm

Khi mắc phải các bệnh lý bẩm sinh như polyp phế quản, xuất hiện các khối u lành tính hay ác tính tại phổi, dị vật đường thở, áp xe phổi, lao sơ nhiễm, viêm phế quản cấp hoặc mãn tính, nhiễm khuẩn tai mũi họng… thì bệnh nhân nên điều trị dứt điểm để tránh những di chứng dẫn đến giãn phế quản sau này.

Bệnh nhân cần hạn chế đến những nơi đông người bởi rất dễ lây lan bệnh cho người khác, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh. Đối với người lành thì cần nên sử dụng khẩu trang mỗi khi chăm sóc người bệnh hoặc đến những nơi công cộng.

Nếu như bạn làm việc ở trong môi trường luôn phải tiếp xúc với hóa chất dễ bay hơi thì cần phải dùng đến các phương tiện bảo hộ lao động như đeo kính, đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc.

Bạn cần vệ sinh răng miệng hàng ngày để ngăn ngừa bệnh bị lây nhiễm thông qua đường hô hấp, ngăn ngừa hậu quả mà giãn phế quản gây ra. Bên cạnh đó, bạn cần giữ ấm cho cơ thể, tránh để cơ thể nhiễm lạnh, phòng ngừa các loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Đồng thời, bạn cần hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói bụi, ẩm thấp… Bạn cũng nên tăng cường dinh dưỡng ở trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, phòng ngừa nguy cơ bị mắc bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên tránh sử dụng các loại nước có ga, cà phê, thuốc lá, rượu bia…

Bệnh giãn phế quản có lây không? Vấn đề này đã được chúng tôi giải đáp qua phần trên bài viết. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải thích rõ ràng hơn nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin