Những biểu hiện phổ biến ở người bị khô mắt là: Nhìn lờ mờ sau khi chớp mắt, bị chảy nước mắt liên tục, hay ra ghèn trắng ở 2 hốc mắt.
Tìm hiểu về bệnh khô mắt
Khô mắt là tình trạng mắt bị giảm sút về chất và lượng của nước mắt. Nước mắt là chất lỏng cần thiết được tiết ra bởi tuyến lệ để bảo vệ nhãn cầu và duy trì thị lực sáng rõ. Mỗi lần nháy mắt, nước mắt được phân bố đều trên bề mặt mắt và giúp bôi trơn. Cơ chế này giúp giữ ẩm cho mắt, duy trì sự sạch sẽ cho bề mặt giác mạc và kết mạc phẳng. Bệnh khô mắt thường xuất hiện nếu có các điều kiện sau:
- Không đủ nước mắt được tiết ra: Nước mắt được sản xuất bởi các tuyến nằm trong và xung quanh mắt. Chức năng này sẽ giảm dần theo tuổi tác và trong trường hợp của những người bị bệnh toàn thân hoặc bệnh về mắt. Ngoài ra, trong điều kiện thời tiết khô hanh, gió mạnh, nước mắt cũng dễ bốc hơi một cách nhanh chóng, dẫn đến khô mắt.
- Chất lượng nước mắt không tốt: Màng phim nước mắt bao gồm ba lớp (lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy) đóng vai trò bảo vệ và nuôi dưỡng cho nhãn cầu. Lớp mỡ làm giảm sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy lại có chức năng dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc.
Khô mắt là tình trạng mắt bị giảm sút về chất và lượng của nước mắt
Khi sự cân bằng của ba lớp này bị mất đi, sự bốc hơi nước sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng khô mắt. Vậy bệnh khô mắt có nguy hiểm không? Sau đây là câu trả lời.
Khô mắt có nguy hiểm không?
Bệnh khô mắt đã trở thành một vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại, có thể trở nên mãn tính và rất khó để hoàn toàn phục hồi. Mặc dù nghỉ ngơi sau một giấc ngủ đủ thời gian vào ban đêm, khô mắt khó có thể được khắc phục nhanh chóng. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.
Khô mắt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gây mệt mỏi và giảm hiệu suất trong công việc và học tập. Nếu không được phát hiện dấu hiệu khô mắt và điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nặng hơn và gây suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Trường hợp tự điều trị khô mắt tại nhà không được khuyến khích, vì nó có thể dẫn đến biến chứng và gây hậu quả lâu dài. Người bệnh cần đi khám mắt ngay khi gặp các bất thường ở mắt để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị đúng cách, từ đó giảm thiểu các tổn thương cho mắt. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị kịp thời, khô mắt sẽ không còn là vấn đề khiến bạn quá lo ngại. Tóm lại, bệnh khô mắt có thể được kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị đúng cách sớm.
Bệnh khô mắt nếu không được điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho mắt
Hậu quả của bệnh khô mắt gây ra
Khô mắt có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mắt ở người bệnh. Các biến chứng nguy hiểm bao gồm:
- Nhiễm trùng mắt: Khi bề mặt mắt bị khô, nó trở nên dễ bị tổn thương và mở ra cửa để vi khuẩn và virus xâm nhập vào, gây ra các nhiễm trùng mắt.
- Viêm giác mạc: Khô mắt cũng có thể dẫn đến viêm giác mạc - một bệnh lý gây đau rát và khó chịu cho người bệnh.
- Loét giác mạc: Khi bề mặt giác mạc bị khô quá nhiều, có thể dẫn đến các loét trên mắt, gây đau rát và khiến tầm nhìn bị ảnh hưởng.
- Tổn thương mắt: Khô mắt cũng có thể gây ra các tổn thương trên bề mặt mắt, gây ra các vết cắt hoặc vết thương khác, điển hình đó là sẹo giác mạc.
- Vệt Bitot: Đây là một triệu chứng khô mắt và thiếu vitamin A. Nó được mô tả bởi những vết trắng màu xám hoặc vàng trên màng nhầy của mắt, thường xuất hiện ở vùng giữa của màng nhầy.
- Viêm tuyến bờ mi: Khô mắt có thể gây ra viêm tuyến bờ mi và gây ra một loạt các triệu chứng như rát, chảy nước mắt, mắt đỏ và sưng. Viêm tuyến bờ mi cũng có thể dẫn đến viêm kết mạc hoặc nhiễm trùng mắt nếu không được điều trị đúng cách.
- Tăng nhạy cảm ánh sáng: Khô mắt khiến màng nhầy mắt bị thiếu nước hoặc bị tổn thương, làm cho mắt trở nên nhạy cảm hơn đối với ánh sáng so với bình thường. Từ đó tác động không nhỏ đến quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Hậu quả của bệnh khô mắt có rất nhiều nguy hiểm nhất là gây mù lòa
Như đã nói ở trên việc khô mắt có nguy hiểm không sẽ phù thuộc vào thời điểm phát hiện và cách điều trị phù hợp. Do đó bạn nên chú ý để tránh mắc những hậu quả của bệnh khô mắt không mong muốn xảy ra.
Cách điều trị khi bị khô mắt
Hiện nay, có khá nhiều cách có thể giúp bạn chữa khô mắt, tuy nhiên để có thể đảm bảo kết quả được tốt nhất bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Chườm ấm
Khô mắt có nguy hiểm không một phần phụ thuộc vào cách thức điều trị. Theo các chuyên gia, chườm ấm phần mí mắt có thể giúp làm mềm và mở các tuyến lệ đang bị tắc trong hệ thống tuyến lệ. Để thực hiện chườm ấm, bạn có thể sử dụng một miếng gạc ấm để đặt lên mí mắt. Để đạt được hiệu quả tối đa, bạn cần duy trì nhiệt độ của miếng gạc khoảng 40 phút trong 10 phút và nên thực hiện chườm ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Sử dụng thuốc mỡ hay nước mắt nhân tạo
Việc sử dụng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ là phương pháp phổ biến nhất để điều trị khô mắt. Hiện nay, có nhiều loại sản phẩm nước mắt nhân tạo được bán tại các nhà thuốc với đa dạng về chủng loại và công dụng. Tuy nhiên, vì mỗi người có thể phản ứng khác nhau với từng sản phẩm, bạn nên thử nhiều loại để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất cho mình. Nếu bạn không muốn thử nhiều loại, bạn có thể yêu cầu bác sĩ kê đơn cho bạn.
Sử dụng nước mắt nhân tạo theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị khô mắt
Phẫu thuật tắc Punctal
Phương pháp chữa khô mắt được gọi là phẫu thuật tắc Punctal. Đây là một phương pháp mà các bác sĩ sử dụng những nút nhỏ (nút Punctal) để tạm thời khóa các tuyến lệ ở mắt, giúp ngăn chặn nước mắt chảy vào tuyến lệ nhưng vẫn giữ độ ẩm cho mắt, từ đó chữa khô mắt hiệu quả.
Bổ sung dinh dưỡng và sử dụng một số thuốc hỗ trợ
Để chữa khô mắt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt steroid trong thời gian ngắn kết hợp với các biện pháp dài hạn. Ngoài ra, bổ sung dầu cá hoặc omega-3 vào chế độ ăn uống cũng là một cách hữu hiệu để tăng cường chữa khô mắt.
Trên đây là giải đáp của nhà thuốc Long Châu về chủ đề: Khô mắt có nguy hiểm không? Hy vọng đã mang đến cho bạn một số kiến thức bổ ích để bạn hiểu thêm được căn bệnh này. Hãy chú ý bảo vệ đôi mắt của mình nhé!
Xem thêm: Khô rát mắt sau mổ Lasik liệu có nguy hiểm?
Minh QA
Nguồn tham khảo: Hellobacsi.com