Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bệnh lao có di truyền không? Làm thế nào ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao?

Ngày 05/05/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh lao là căn bệnh nguy hiểm có tốc độ truyền nhiễm cao. Tuy nhiên, bệnh lao có di truyền không? Để hiểu hơn về cơ chế lây truyền, cách phòng ngừa bệnh lao phổi, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo bài viết sau.

Bệnh lao phổi rất dễ dẫn đến biến chứng nặng nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Để biết bệnh lao có di truyền không, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu chung về bệnh lao

Trước khi tìm hiểu bệnh lao có di truyền không, bạn cũng cần hiểu rõ về căn bệnh này. Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn gây bệnh lao có khả năng gây bệnh trên cơ thể nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến phổi, cụ thể là 80 - 85%.

Bên cạnh đó, loại vi khuẩn này cũng tác động tiêu cực đến rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể như bạch huyết, xương, khớp, màng não,…

Bệnh lao có di truyền không? Làm thế nào ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao? 1
Bệnh lao phổi do vi khuẩn gây ra

Bệnh lao có di truyền không? Bệnh lao lây qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc giao tiếp gần với người khỏe mạnh. Vi khuẩn lao sẽ xâm nhập thông qua hệ hô hấp vào phổi, sinh sôi nảy nở và gây các triệu chứng của bệnh.

Tại giai đoạn ủ bệnh, bệnh nhân bị bệnh lao hầu hết đều không có biểu hiện cụ thể hoặc quá rõ ràng khiến việc phát hiện bệnh trở nên rất khó khăn. Đồng thời người nhiễm vi khuẩn lao cũng có thể không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào trong giai đoạn mới nhiễm bệnh. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như:

  • Ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc lên đến vài tháng. Bệnh nhân bị ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu.
  • Sốt nhẹ, cảm thấy ớn lạnh vào buổi chiều tối.
  • Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm.
  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức xương khớp.
  • Tức ngực, đôi khi cảm thấy khó thở.
  • Chán ăn, sụt cân nhanh không rõ lý do.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy,…

Nếu nhận thấy những biểu hiện nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để được thăm khám kịp thời, tránh chủ quan khiến bệnh ngày một nghiêm trọng hơn. Việc phát hiện và can thiệp sớm ở bệnh nhân bị bệnh lao có tác động giảm biến chứng nguy hiểm, hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Bệnh lao có di truyền không? Làm thế nào ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao? 2
Ho kéo dài trên 2 tuần kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe

Hiện nay, các biện pháp chẩn đoán bệnh lao phổi phổ biến là khám lâm sàng và chẩn đoán ban đầu dựa trên các triệu chứng cụ thể được người bệnh cung cấp, chụp X-quang phổi, chẩn đoán vi sinh, xét nghiệm miễn dịch,… Tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân.

Giải đáp: Bệnh lao có di truyền không?

Hầu hết mọi người đều biết bệnh lao là bệnh truyền nhiễm với tốc độ nhanh chóng và rất nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh lao có di truyền không? Theo các bác sĩ, bệnh lao không phải bệnh có khả năng di truyền mà chỉ là bệnh truyền nhiễm từ người này qua người khác qua tiếp xúc gần hoặc qua dịch hô hấp. Người thân, người chăm sóc bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh cao cũng là do lây truyền, không liên quan đến yếu tố di truyền như nhiều người vẫn nghĩ.

Bệnh lao có di truyền không? Lao phổi rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua không khí. Khi người mang vi khuẩn lao ho, hắt hơi, khạc nhổ đờm,… vi khuẩn được phát tán vào không khí và xâm nhập vào người khác gây bệnh. Những trường hợp phụ nữ mang thai, trẻ em, người lớn tuổi,… có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị vi khuẩn bệnh lao tấn công.

Tóm lại, trả lời cho vấn đề bệnh lao có di truyền không, các bác sĩ khẳng định là không, bệnh lao phổi không di truyền từ bố mẹ sang con cái mà chỉ lây nhiễm từ người này sang người khác qua không khí.

Bệnh lao có di truyền không? Làm thế nào ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao? 3
Bệnh lao có di truyền không? Câu trả lời là không, bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, không phải bệnh di truyền

Biện pháp ngăn ngừa bệnh lao phổi

Sau khi giải đáp được câu hỏi bệnh lao có di truyền không, bạn cũng cần nắm rõ nguyên tắc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bởi tuy không di truyền nhưng lao phổi lại lây qua không khí. Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi vi khuẩn lao phổi, người khỏe mạnh bình thường cần tuân thủ những điều sau.

  • Tập thói quen luôn vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng cách tắm gội hàng ngày, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đi từ bên ngoài về.
  • Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng nơi ở và nơi làm việc cũng như khu vực xung quanh đó.
  • Nên hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi ô nhiễm, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đến những nơi ẩm mốc chứa nhiều vi khuẩn, tác nhân gây bệnh.
  • Giữ thói quen đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, khi tiếp xúc với người lạ và đặc biệt là khi đang ở trong khuôn viên bệnh viện.
  • Nếu trong nhà có người bị bệnh lao cần có phương án cách ly phù hợp, tránh tiếp xúc gần, tiếp xúc trực tiếp với họ và tuyệt đối không sử dụng chung đồ vệ sinh cá nhân.
  • Chủ động kiểm tra, theo dõi sức khỏe thường xuyên, định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ nhiễm bệnh, tiến hành điều trị ngay từ giai đoạn đầu sẽ khả quan, hiệu quả hơn.
  • Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, tập thể dục đều đặn, tránh làm việc quá sức khỏe hệ thống miễn dịch suy giảm, tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao.
  • Riêng đối với bệnh nhân đang bị lao phổi, những điều bạn cần lưu ý để nhanh chóng phục hồi sức khỏe là:
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, kể cả người thân, bạn bè. Trong trường hợp bất khả kháng cần đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
  • Nơi ở của bệnh nhân cần đảm bảo yêu cầu thoáng khí, thông gió, đầy đủ ánh sáng, tránh ẩm thấp, bụi bẩn nhiều và thường xuyên được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp.
  • Quần áo, chăn màn của bệnh nhân cần giặt sạch sẽ mỗi ngày và giặt riêng với đồ của người khỏe mạnh trong nhà.
  • Bệnh lao phổi tuy đã chữa khỏi vẫn tồn tại khả năng tái nhiễm rất cao nên bệnh nhân đã điều trị ổn định vẫn cần chú ý cách lý phù hợp, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân với người khác.
Bệnh lao có di truyền không? Làm thế nào ngăn ngừa lây nhiễm bệnh lao? 4
Giữ nơi ở sạch sẽ, thông thoáng là cách đề phòng bệnh lao phổi hiệu quả

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu đã vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh lao có di truyền không. Khi nghi ngờ bản thân hoặc người nhà mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đưa họ đi kiểm tra sức khỏe, không nên chủ quan khiến bệnh tình nặng hơn và tăng nguy cơ lây nhiễm cho cả nhà.

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin