Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh phình đa giáp hạt hay còn gọi là bướu giáp đa nhân là tình trạng tuyến giáp có kích thước lớn hơn bình thường, có thể tăng hoạt hoặc không. Bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân khi không được điều trị phù hợp.
Phình đa giáp hạt (hay bướu giáp đa nhân) là tình trạng tuyến giáp có kích thước lớn hơn bình thường với nhiều nhân giáp. Nguyên nhân dẫn đến phình đa giáp hạt là gì? Làm thế nào để phát hiện và xử lý tình trạng bướu giáp đa nhân? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Nhân giáp là một dạng nhân cứng, do tế bào mô tuyến giáp tăng sinh quá mức hình thành và mô này khác với các mô tuyến giáp thông thường khác. Mặc dù trong một thời gian, thuật ngữ phình đa giáp hạt từng gây nhiều tranh cãi bởi một số trường hợp tuyến giáp có nhiều nhân nhưng kích thước không lớn, thì chỉ có thể gọi là đa nhân giáp thay vì phình giáp đa hạt.
Phình tuyến giáp đa hạt có thể làm tăng cường hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, gây nên các triệu chứng suy giáp hoặc cường giáp toàn thân. Trường hợp bướu đa nhân gây cường giáp còn được gọi là phình giáp đa hạt độc hoặc bệnh plummer.
Phình tuyến giáp đa hạt đa phần xuất phát từ tình trạng phình tuyến giáp đơn thuần (tức là tuyến giáp phát triển to mà không có sự xuất hiện của nhân giáp). Tuy nhiên, một số tình trạng bất thường khác cũng có nguy cơ phát triển thành phình giáp đa hạt, chẳng hạn như:
Đa số các trường hợp phình giáp đa hạt đều là lành tính, chỉ một phần nhỏ (chiếm khoảng dưới 5%) bệnh nhân phình đa giáp hạt có nguy cơ phát triển khối u ác tính.
Để kiểm tra xem bệnh nhân có mắc phải bệnh phình giáp đa hạt hay không, bác sĩ thường chỉ định thực hiện một số xét nghiệm như:
Nhân giáp lành tính có hình dạng xốp hoặc tổ ong, có viền halo giảm âm xung quanh, tăng âm đồng nhất. Kết quả trên siêu âm doppler ghi nhận các mạch ngoại vi, có thể có hình ảnh tăng tưới máu ở các hạt giáp (chủ yếu là hạt tăng hoạt).
Trường hợp nhân giáp ác tính thường có biểu hiện nốt đặc rất giảm âm, có sự hiện diện vi vôi hóa trong các nốt. Hạt giáp có trục dọc, quan sát thấy chiều cao lớn hơn chiều rộng mặt cắt. Nhân giáp có biểu hiện tổn thương lan rộng ra ngoài bờ tuyến giáp, di căn hạch cổ.
Phương pháp điều trị phình giáp đa hạt phụ thuộc vào tính chất của các hạt giáp đó: lành tính hay ác tính, cường giáp hay suy giáp,...
Thông thường đối với các trường hợp hạt giáp được xác định lành tính, bác sĩ thường chỉ định:
Thận trọng và theo dõi thêm: Mặc dù được xác định là các nốt lành tính không có tính nguy hiểm cao nhưng bệnh nhân vẫn cần tuân thủ lịch tái khám, xét nghiệm, thăm khám và siêu âm của bác sĩ, để theo sát tiến độ phát triển của các nhân giáp và có bước xử trí kịp thời.
Liệu pháp hormone tuyến giáp: Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tuyến giáp suy giảm hoạt động, khiến cơ thể không đủ hormon giáp thì bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng liệu pháp hormon thay thế.
Phẫu thuật: Thường chỉ được chỉ định khi các nốt giáp lành tính quá lớn và gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và thẩm mỹ của bệnh nhân.
Đốt sóng cao tần nhân giáp (RFA): Là phương pháp dùng để loại bỏ nhân giáp mà không cần phẫu thuật.
Nếu các nhân giáp có xu hướng gây tăng cường hoạt động của tuyến giáp, khiến hormon tuyến giáp tăng sinh dữ dội. Bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị như sau:
Phóng xạ iod: Ở dạng phóng xạ iod viên nang hoặc lỏng, được tuyến giáp hấp thu. Từ đó làm co nhân giáp, giúp điều hòa lại nồng độ hormone tuyến giáp trong vòng 2 - 3 tháng sau khi sử dụng.
Thuốc kháng giáp: Thuốc kháng giáp mà điển hình là methimazole có thể được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của cường giáp. Tuy nhiên, thuốc kháng giáp thường kèm theo một số tác dụng phụ như phát ban, ngứa, sốt hay đau nhức cơ, khớp…đặc biệt là có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan. Do đó, chỉ dùng thuốc kháng giáp theo chỉ dẫn của bác sĩ và không kéo dài quá 18 tháng.
Phẫu thuật: Là lựa chọn điều trị phình giáp đa hạt gây cường giáp nếu thuốc kháng hoặc phóng xạ iod không có hiệu quả.
Khi sinh thiết mô cho kết quả nhân giáp là nhân giáp ác tính, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp có thể được chỉ định để loại bỏ tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần duy trì sử dụng hormone levothyroxine suốt đời, thay thế cho hormone tuyến giáp trong hoạt động của cơ thể.
Ngoài ra, tiêm cồn vào nhân giáp cũng là một lựa chọn điều trị dành cho các tế bào ung thư nhỏ. Thủ thuật này là cách tiêm một lượng nhỏ cồn vào tế bào nhân giáp ác tính để loại bỏ chúng, chia theo từng đợt điều trị nhỏ.
Trên đây là toàn bộ những thông tin bạn cần biết về tình trạng phình giáp đa hạt. Hy vọng đây là những thông tin hữu ích với bạn!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...