Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh tả: Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh

Ngày 25/04/2023
Kích thước chữ

Bệnh tả là một bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn tả gây ra và có thể bùng thành dịch lớn ở một địa phương do nguồn nước bị ô nhiễm, thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc điều kiện vệ sinh kém. Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin về bệnh tả và cách phòng tránh bệnh để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh truyền nhiễm này.

Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều ca bệnh phải nhập viện điều trị do vi khuẩn tả gây ra. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng hệ tiêu hóa với 2 triệu chứng điển hình là nôn và tiêu chảy với tần suất nhiều lần, từ đó dẫn đến tình trạng mất nước và điện giải nghiêm trọng. Vậy phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh như thế nào? 

Bệnh tả là gì?

Bệnh tả còn được gọi với cái tên khác là thổ tả, đây là một bệnh lý nhiễm trùng đường ruột cấp tính do nhiễm phải phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae) có trong thức ăn hoặc nguồn nước sử dụng hàng ngày. Trước đây, bệnh tả đã gây ra nhiều đại dịch tại nhiều nước và gây tử vong cho hàng triệu người, bởi bệnh gây mất nước và điện giải dẫn đến sốc nặng, trụy tim, thậm chí là tử vong sau vài giờ nếu không được can thiệp kịp thời.

Hiện nay, bệnh tả đã được kiểm soát tốt hơn nên tỷ lệ tử vong cũng giảm xuống đáng kể do việc phổ cập kiến thức phòng tránh và điều trị bệnh được phổ biến hơn. Người dân được hướng dẫn về việc ăn chín uống sôi và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm phòng ngừa bệnh tả cũng như một số bệnh lý khác do nhiễm khuẩn đường ruột, đường tiêu hóa. 

Bệnh tả thường xảy ra vào mùa hè tại các tỉnh ven biển do thói quen ăn uống và chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh tả và bệnh tả được chia thành 6 thể bệnh như sau:

  • Thể bệnh không triệu chứng: Nhiều đối tượng mắc phải vi khuẩn tả nhưng không có triệu chứng.
  • Thể bệnh nhẹ: Bệnh chỉ gây ra triệu chứng tiêu chảy thông thường.
  • Thể bệnh điển hình: Bệnh diễn biến nhanh, cấp tính với các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy liên tục ra nước.
  • Thể tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh hơn, mỗi lần tiêu chảy sẽ khiến người bệnh mất nước nghiêm trọng và sức khỏe nhanh chóng suy kiệt.
  • Thể bệnh ở trẻ em: Hầu hết các trường hợp bệnh chỉ gây tiêu chảy nhẹ ở trẻ và có kèm theo sốt nhẹ.
  • Thể bệnh ở người già: Ở người già, bệnh tả gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, có thể dẫn đến biến chứng suy thận. 
Bệnh tả: Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh 1
Bệnh tả là tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn tả gây ra

Triệu chứng của bệnh tả

Bệnh tả sẽ gây ra các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Các triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân nhiễm phải vi khuẩn tả là:

  • Tiêu chảy liên tục: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh tả. Lúc đầu bệnh nhân đi phân lỏng, sau đó là đi ra toàn nước, thường được miêu tả giống như “nước vo gạo”, có mùi tanh và đôi khi có kèm theo máu.
  • Đầy bụng, đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn mửa liên tục. Lúc đầu chất nôn là thức ăn, sau đó là nôn ra chất dịch lỏng có màu vàng nhạt.
  • Sốt từ nhẹ đến cao.
  • Đau nhức đầu.
  • Người mệt lả, suy kiệt, mắt trũng, chân tay lạnh là biểu hiện của dấu hiệu mất nước - điện giải.

Các triệu chứng của bệnh tả thường sẽ xảy ra trong vòng 24 giờ đầu sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng bệnh sẽ xảy ra từ nhẹ, trung bình đến nặng và có thể kéo dài trong 3 ngày. Tuy nhiên, đối với những trường hợp đặc biệt như người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, nhiễm trùng mà mắc phải bệnh tả thì bệnh có thể tiến triển nặng hơn do bị ức chế miễn dịch.

Bệnh tả: Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh 2
Tiêu chảy là triệu chứng điển hình của bệnh tả

Phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh

Dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh tả, cụ thể như sau:

Hướng dẫn điều trị bệnh tả

Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị bệnh tả là nhanh chóng bổ sung nước, điện giải và dùng thuốc kháng sinh cùng các loại thuốc điều trị triệu chứng khác cho người bệnh. Đồng thời cũng cần khẩn trương cách ly bệnh nhân mắc bệnh tả để hạn chế lây lan ra cộng đồng. Cụ thể như sau:

Bổ sung nước và điện giải qua đường uống

Ở giai đoạn đầu của bệnh, tình trạng mất nước chưa quá nghiêm trọng thì có thể bù nước và điện giải cho người bệnh bằng đường uống bằng cách:

  • Pha dung dịch oresol với nước đun sôi để nguội và uống thay nước liên tục trong ngày.
  • Nếu không có oresol, có thể pha chế dung dịch bao gồm muối, đường và nước đun sôi để nguội theo tỷ lệ thích hợp nhằm bù nước và điện giải.
  • Uống nước gạo: Sử dụng gạo thêm muối để nấu.
  • Uống nước dừa non có pha thêm muối.
  • Người bệnh nên uống theo nhu cầu và uống từng ngụm nhỏ để bù nước, ổn định cân bằng điện giải trong quá trình phục hồi sức khỏe.

Bù nước và điện giải bằng đường truyền tĩnh mạch

Phương pháp này sẽ giúp người bệnh bù nước và điện giải nhanh chóng, phù hợp với các trường hợp bệnh nặng, không bổ sung đủ nước và điện giải qua đường uống thông thường. Người bệnh sẽ được truyền lượng dịch đủ với lượng dịch và phân bị mất khi tiêu chảy hoặc nôn nhằm đáp ứng đủ lượng nước cần cho cơ thể trong ngày.

Điều trị bệnh tả bằng kháng sinh

Người bệnh mắc bệnh tả sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn tả, nhóm kháng sinh được chọn chủ yếu là:

  • Chloramphenicol: Sử dụng 3 ngày liên tục.
  • Azithromycin: Loại kháng sinh này có thể sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi nhiễm vi khuẩn tả.
  • Fluoroquinolon: Liều dùng là uống 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
Bệnh tả: Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh 3
Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn tả

Cách phòng tránh bệnh tả

Bệnh tả có thể được điều trị khỏi, tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm thì có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng không kiểm soát được như lây lan ra cộng đồng và tạo thành đại dịch. 

Do vậy, bạn nên biết những thông tin về bệnh tả và cách phòng tránh bệnh. Đây là biện pháp tối ưu nhất để giảm thiểu tối đa các ca bệnh, sau đây là các biện pháp phòng tránh bệnh dịch tả hiệu quả như:

  • Sử dụng xà phòng để rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Mỗi hộ gia đình phải có ít nhất một nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, không được đi tiêu bừa bãi. Trong trường hợp gia đình có thành viên bị tiêu chảy cấp, cần phải rắc cloramin B hoặc bột vôi sau mỗi lần người bệnh tiêu chảy đi vệ sinh.
  • Chất thải và phân của người bệnh bị tiêu chảy cần phải được đổ vào nhà vệ sinh và xả sạch nước, sau đó rắc cloramin B hoặc bột vôi vào nhà tiêu để sát khuẩn.
  • Cần hạn chế người ra vào tại những khu vực đang có dịch bệnh tả.
  • Người người, nhà nhà cần phải thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách ăn chín uống sôi, hạn chế tiêu thụ rau sống và không uống nước lã.
  • Không ăn những loại thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn tả như nem chua, gỏi cá, tiết canh, hải sản tươi sống hay mắm tôm sống…
  • Đảm bảo nguồn nước uống và nước tiêu thụ được sạch sẽ. Dùng hóa chất cloramin B để sát khuẩn tất cả các loại rau củ quả, nước ăn uống trước khi sử dụng.
  • Cấm tuyệt đối việc đổ chất thải, nước giặt, nước sinh hoạt cũng như đồ dùng của bệnh nhân mắc tả, xác của súc vật và rác xuống giếng, ao, sông, hồ… để tránh ô nhiễm môi trường nước.
  • Khi phát hiện bản thân hoặc người khác bị tiêu chảy cấp, cần phải nhanh chóng báo ngay cho tuyến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
  • Tuyên truyền và cung cấp các kiến thức về bệnh tiêu chảy, bệnh tả cho mọi người dân biết để mọi người có thể tự giác phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình.
Bệnh tả: Triệu chứng, phương pháp điều trị bệnh tả và cách phòng tránh bệnh 4
Bệnh tả và cách phòng tránh bệnh tả như thế nào

Tóm lại, bệnh tả là một bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn tả gây ra. Bệnh gây nhiễm khuẩn trên đường tiêu hóa với 2 triệu chứng điển hình hình nôn và tiêu chảy dẫn đến mất nước nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Trên đây là những thông tin về bệnh tả và cách phòng tránh bệnh tả mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh tả cũng như cách phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin