Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trái cây vốn được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe, vậy người bệnh tiểu đường có nên ăn trái cây không? Và nếu có, thì người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tiểu đường là một căn bệnh đòi hỏi người mắc phải kiểm soát chế độ ăn uống một cách nghiêm ngặt để duy trì mức đường huyết ổn định. Mặc dù trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp cho người bị tiểu đường. Cùng Nhà thuốc Long Châu khám phá và giải đáp thắc mắc "Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì?" qua bài viết dưới đây.
Trái cây là một mối quan tâm quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường vì chúng thuộc nhóm carbohydrate, một trong ba chất dinh dưỡng chính cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày. Carbohydrate cung cấp năng lượng cho cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết, do đó, việc kiểm soát lượng carbohydrate tiêu thụ là rất cần thiết đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Carbohydrate có hai loại chính: Đơn giản và phức tạp. Carbs đơn giản được tiêu hóa nhanh hơn so với carbs phức tạp do thiếu chất xơ và các chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, trái cây thường chứa cả hai loại carbohydrate này, bao gồm đường tự nhiên (fructose) và chất xơ (carb phức tạp).
"Trái cây thường bị hiểu lầm là không tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chứa đường. Tuy nhiên, trái cây không chỉ cung cấp đường tự nhiên mà còn nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết, tất cả đều có thể cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật" theo Erin Palinski-Wade, RD, CDCES, tác giả của "Chế độ ăn kiêng cho bệnh tiểu đường 2 ngày" cho biết.
Thực tế, một đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health năm 2021 cho thấy việc tiêu thụ nhiều trái cây có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 7% so với việc tiêu thụ ít trái cây.
Trước khi tìm hiểu người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? ta cần biết được nguyên tắc lựa chọn trái cây dành riêng cho người bị bệnh tiểu đường để dễ dàng điều chỉnh và lựa chọn thực phẩm phù hợp.
Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn khẩu phần ăn chứa khoảng 15g carbohydrate. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chỉ số đường huyết (GI) và chỉ số tải lượng đường huyết (GL) của thực phẩm. Chỉ số GI trong khoảng 0 – 55 và chỉ số GL dưới 10 là phù hợp cho người tiểu đường.
Lưu ý đến chỉ số đường huyết (GI) và tải lượng đường huyết (GL) của các loại trái cây để tính toán lượng tiêu thụ phù hợp. Nên chọn trái cây có chỉ số GI dưới 50 và chỉ số GL dưới 10. Mặc dù carbohydrate là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, chúng có thể chuyển hóa thành đường và ảnh hưởng trực tiếp đến mức đường huyết. Người mắc bệnh tiểu đường nên giới hạn lượng carbohydrate không quá 200g mỗi ngày.
Mặc dù trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý giá, nhưng không phải loại trái cây nào cũng phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường. Vậy người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? Dưới đây là một số loại trái cây mà người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý không nên ăn:
Dưa hấu thường có chỉ số GI khoảng 72, được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số GI trung bình cao. Điều này có nghĩa là khi ăn dưa hấu, lượng đường trong máu sẽ tăng lên tương đối nhanh.
Chuối là một loại trái cây phổ biến, giàu dinh dưỡng và được nhiều người yêu thích. Chỉ số GI của chuối thay đổi tùy thuộc vào độ chín của quả. Chuối chín vàng sẽ có chỉ số GI cao hơn so với chuối xanh. Vì vậy, bạn nên ăn chuối kết hợp với các bữa ăn hoặc giữa các bữa ăn để tránh làm tăng đường huyết đột ngột hoặc ăn chuối cùng với các loại hạt, sữa chua không đường để giúp làm chậm quá trình hấp thu đường.
Xoài là loại trái cây nhiệt đới phổ biến trong nhiều nền ẩm thực, nhưng một số người cho rằng xoài không phù hợp cho người tiểu đường. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng Kimberley Francis cho biết, một phần xoài (3/4 cốc) cung cấp 7% nhu cầu chất xơ hàng ngày, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Một nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Metabolism Open cho thấy ăn xoài tươi giúp tăng cảm giác no, giảm cảm giác thèm ăn và ổn định mức glucose tốt hơn so với xoài khô và bánh mì trắng.
Cam chứa đường tự nhiên (fructose), mặc dù tốt hơn đường tinh luyện nhưng vẫn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Cam có chỉ số GI tương đối thấp, nghĩa là làm tăng đường huyết chậm hơn so với các loại trái cây khác. Tuy nhiên, cam chứa nhiều vitamin C và khoảng 3 gram chất xơ mỗi quả, giúp bạn cảm thấy no lâu và hỗ trợ quản lý đường huyết. Chuyên gia khuyến nghị bạn nên kết hợp cam với các thực phẩm giàu để có phản ứng đường huyết ổn định hơn.
Nho là một loại trái cây thơm ngon, giàu chất chống oxy hóa và các vitamin khoáng chất khác. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết (GI) của nho nằm trong khoảng trung bình (46-53) và kích thước nhỏ của quả nho dễ khiến chúng ta ăn quá nhiều. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường.
Một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất là "Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?". Sầu riêng và mít là hai loại trái cây nhiệt đới được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường, việc thưởng thức hai loại quả này cần hết sức thận trọng.
Cả sầu riêng và mít đều chứa lượng đường tự nhiên rất cao. Khi ăn quá nhiều, lượng đường trong máu sẽ tăng đột ngột, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường.
Vải khi chín kỹ thường có hàm lượng đường cao, vì thế người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý khi ăn loại trái cây này.
Quá trình sấy khô làm giảm hàm lượng nước và cô đặc đường, khiến chỉ số đường huyết của trái cây tăng lên đáng kể. Điều này có nghĩa là khi ăn trái cây sấy khô, lượng đường trong máu sẽ tăng nhanh và đột ngột.
Quá trình sấy khô cũng làm giảm lượng chất xơ trong trái cây, khiến cơ thể hấp thụ đường nhanh hơn. Vì thế người mắc bệnh tiểu đường cần hạn chế ăn trái cây sấy khô, đóng hộp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc giải đáp được câu hỏi: Bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây gì? một cách khoa học và cụ thể nhất. Mặc dù trái cây cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng, nhưng không phải loại nào cũng phù hợp cho người mắc bệnh này. Bằng cách hiểu rõ những loại trái cây cần hạn chế và lựa chọn thông minh, bạn có thể duy trì mức đường huyết ổn định và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.