Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Tiểu đường ăn nho được không? Lưu ý khi ăn nho

Ngày 29/05/2023
Kích thước chữ

Nho là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên vì nho khá ngọt nên nhiều người thắc mắc tiểu đường ăn nho được không. Cùng tìm hiểu ngay!

Tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống để duy trì mức đường huyết ổn định và tránh các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có nhiều thắc mắc xoay quanh những loại thực phẩm có thể ăn hoặc không nên ăn trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường. Trong số đó, câu hỏi thường được đặt ra là: "Tiểu đường ăn nho được không?". 

Vậy hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem liệu nho có phù hợp với chế độ ăn của người tiểu đường hay không.

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không?

Các loại hoa quả thường giàu carbohydrate, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành đường, làm đường huyết của cơ thể tăng cao đột ngột nên có nhiều người lo sợ không biết tiểu đường ăn nho được không.

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được nho tươi

Trong một nghiên cứu năm 2013 tại Anh Quốc, người bệnh tiểu đường type 2 có thể ăn nho, bởi trong quả nho có chứa hoạt chất resveratrol có khả năng làm tăng độ nhạy của insulin, giảm nguy cơ tiểu đường. Bên cạnh đó, nho tươi cũng có chỉ số đường huyết GI thấp, trung bình khoảng 40 - 60 tùy loại nho. Do vậy, người bệnh hoàn toàn có thể ăn nho tươi nhưng cần đảm bảo chỉ ăn một lượng vừa đủ từ 45 - 60g theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ ADA.

Bạn có thể ăn khoảng 10 trái nho tươi trong mỗi bữa ăn, bên cạnh đó nên điều chỉnh lượng carbohydrate nạp vào từ các thực phẩm khác để đảm bảo đường huyết luôn ổn định.

Người bệnh tiểu đường ăn nho được không?
Nho tươi rất tốt với người cần kiểm soát đường huyết

Người tiểu đường có thể ăn lượng nhỏ nho khô

Nho khô là nho tươi đã được sấy khô, thêm đường do đó chúng có lượng đường huyết cao hơn nho tươi, cụ thể GI khoảng từ 53 - 75. Nếu bạn lo sợ rằng liệu tiểu đường ăn nho được không thì xin trả lời người bệnh vẫn có thể ăn được nho khô, nhưng chỉ với một lượng nhỏ. Lượng nho khô nên tiêu thụ là khoảng 2 muỗng cà phê và bạn không nên ăn liên tục, thường khoảng cách là vài ngày.

Bên cạnh đó, nước ép nho cũng là thức uống từ nho tươi được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống nước ép nho không đường và không nên uống quá nhiều một lúc để tránh tăng đường huyết đột ngột.

4 nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường

Trước khi phân tích liệu người tiểu đường ăn nho được không, chúng ta cần tìm hiểu về chế độ ăn của người tiểu đường. Dưới đây là 4 nguyên tắc mà người thường có đường huyết cao cần lưu ý:

Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại đồ uống có gas nhiều đường, đồ tráng miệng, bánh ăn vặt như bánh quy, bánh kem hay trà sữa thường là món khoái khẩu của rất nhiều nhiều người. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn các thực phẩm này với số lượng lớn, ngoài việc tích tụ mỡ trong cơ thể, bạn còn có nguy cơ tăng đường huyết và tăng lipid máu.

Tiểu đường ăn nho được không, nên kiêng gì
Bệnh tiểu đường nên hạn chế thực phẩm nhiều đường

Đường có bản chất cung cấp năng lượng cho chúng ta, nhưng ăn một lượng đường lớn gây thừa năng lượng không những làm tăng cân, mà còn ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin, làm rối loạn quá trình trao đổi chất. 

Ăn thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ không chỉ là người trợ thủ đắc lực giúp tăng cường nhu động đường tiêu hóa mà còn là dưỡng chất quan trọng giúp làm sạch ruột, hạn chế sự gia tăng lipid máu và giảm đường trong máu.

Ngoài rau xanh và trái cây, một số loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu cũng rất giàu chất xơ. Khi chế biến thức ăn, bạn có bổ sung thêm các nguyên liệu này và cố gắng tránh các loại thực phẩm tinh chế.

Tránh ăn các chất béo không lành mạnh

Chất béo là chất dinh dưỡng không thể thiếu trong việc xây dựng cấu trúc cơ thể, là nguồn cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến tình trạng thừa calo, tăng cân và tăng lipid máu bất thường.

Tiểu đường ăn nho được không? Lưu ý khi ăn nho 2
Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn thực phẩm chứa chất béo xấu

Đặc biệt, các đồ ăn nhanh, thịt mỡ, đồ ăn vặt chứa nhiều chất béo bão hòa, được xếp vào loại chất béo không lành mạnh, dễ gây béo phì và tăng cholesterol xấu trong máu. Đặc biệt, những người bị mỡ máu cao nên kiêng các loại đồ ăn này và ăn các thực phẩm như cá, tôm, ức gà. Đồng thời, trong quá trình chế biến thức ăn, bạn có thể thay dầu động vật bằng dầu thực vật để hạn chế nạp chất béo không bão hòa vào cơ thể, bảo vệ hệ tim mạch.

Lựa chọn các chất đạm lành mạnh

Mặc dù các loại thịt khác nhau rất giàu protein nhưng với những người bệnh tiểu đường, cách lựa chọn, chế biến món ăn cũng liên quan đến sự ổn định của bệnh. Thay vì ăn các loại thịt mỡ, bạn nên bổ sung protein chất lượng cao bằng thịt nạc, sữa, trứng hay phô mai hoặc tham khảo các loại thịt tốt cho người tiểu đường để thêm vào chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Một số lưu ý khi ăn nho dành cho người tiểu đường

Để hấp thu dưỡng tối đa dưỡng chất từ nho mà vẫn kiểm soát được đường huyết ổn định, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

Hãy rửa nho thật kỹ

Nho là loại quả thường chứa nhiều thuốc trừ sâu hay xuất hiện nấm trên bề mặt, do đó bạn cần rửa sạch trước khi ăn. Bạn nên ngâm nho với nước muối loãng trong vòng nửa tiếng, sau đó rửa lại dưới vòi sạch rồi mới ăn hoặc ép nước.

Không nên bỏ vỏ nho khi ăn

Vỏ nho có chứa các dưỡng chất như: Resveratrol giúp chống lại bệnh ung thư và các bệnh tim mạch; Flavonoids giúp giảm cholesterol xấu, ổn định huyết áp; Polyphenol cải thiện hệ tim mạch…

Sau khi ăn nho không nên uống nước ngay

Uống nước sau khi ăn nho dẫn đến khó hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong đó, do nước làm loãng axit dạ dày.

Tiểu đường ăn nho được không, cần lưu ý điều gì
Hạn chế uống nước ngay sau khi ăn nho

Ngoài ra, việc uống quá nhiều nước khiến cơ thể không kịp chuyển hoá hết lượng đường đã hấp thu trong nho, gây ra tiêu chảy. Do đó, bạn chỉ nên uống một ly nước ấm sau khi ăn nho nửa tiếng, đặc biệt tránh nước nóng hay lạnh vì sẽ gây đầy hơi.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề tiểu đường ăn nho được không và những lưu ý khi ăn loại quả này. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ tới người thân và bạn bè nhé.

Xem thêm: 

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.