Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Góc tìm hiểu: Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?

Ngày 21/04/2023
Kích thước chữ

Tiểu đường có ăn sầu riêng được không là quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những tín đồ “đạo sầu”. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Sầu riêng là một loại hoa quả nhiệt đới có mùi vị đặc biệt và khá kén người ăn. Có những người cực kỳ mê loại quả này, nhưng cũng có những người ghét cay ghét đắng sầu riêng. Vậy loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng ra sao? Người bệnh tiểu đường có ăn sầu riêng được không?

Hàm lượng dinh dưỡng của sầu riêng

Trước khi trả lời cho câu hỏi tiểu đường có ăn sầu riêng được không, chúng ta hãy cùng xem xét về hàm lượng dinh dưỡng của loại quả này.

Theo các nghiên cứu, trong 100gr sầu riêng (tương ứng với 3 múi sầu có cả phần hạt và phần thịt) bao gồm:

  • Năng lượng: 147-165kcal;
  • Chất đạm: 1,47 - 2,5g;
  • Chất béo: 2,8 - 5,33g;
  • Chất béo bão hoà: 0,85 - 1,1g;
  • Chất xơ: 3,1 - 3,2g;
  • Carbohydrate: 27,09 - 31,1g;
  • Natri: 3 - 8g.

Bị tiểu đường có ăn sầu riêng được không?

Như vậy, có thể thấy rằng sầu riêng cung cấp tương đối nhiều năng lượng và các chất béo cho cơ thể. Điều này không thực sự tốt cho người bị bệnh tiểu đường

Ngoài ra, sầu riêng còn nằm trong nhóm những loại quả chứa lượng đường cao với 2 loại đường chính là glucose và fructose. Nếu bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong một lần ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. 

Bị tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Sầu riêng là loại quả có lượng đường cao nên người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều

Hơn nữa, sầu riêng còn là loại quả có tính nóng. Khi sử dụng quá nhiều có thể gây ra một số tình trạng như táo bón, nhiệt, đau họng,… Trong sầu riêng cũng có chứa hàm lượng carbohydrate tương đối và những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate sẽ gây ảnh hưởng nhiều tới mức độ đường huyết của người bệnh tiểu đường. 

Bởi vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn sầu riêng và chỉ nên ăn 1 - 2 múi trong mỗi lần ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tính lượng carbohydrate tiêu thụ vào từng thời điểm để lượng đường trong máu luôn trong tầm kiểm soát.

Sầu riêng có tác dụng gì với sức khoẻ?

Dù vậy, sầu riêng không phải là không có tác dụng gì với sức khoẻ con người. Trên thực tế, loại quả này lại mang tới một số lợi ích cơ thể của chúng ta, bao gồm:

  • Kiểm soát và ổn định huyết áp: Trong sầu riêng có chứa nhiều kali. Đây là loại khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng, kiểm soát và điều chỉnh huyết áp, cải thiện sức khoẻ tim mạch; đồng thời ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Với những người thường xuyên bị mất ngủ, ăn một vài múi sầu riêng cũng là một “liều thuốc an thần” cực hữu hiệu. Bởi trong sầu riêng có chứa trytophan. Chất này khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành serotonin, melatonin có tác dụng kiểm soát và cải thiện chứng mất ngủ. Ngoài ra, serotonin cũng giúp tạo cảm giác thư giãn và cải thiện tâm trạng.
  • Giảm lượng cholesterol xấu: Trong sầu riêng có chứa hàm lượng không nhỏ các chất béo không bão hoà đơn giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ bị bệnh lý tim mạch và đột quỵ.
  • Tăng cường đề kháng cho cơ thể: Các vitamin và các chất chống oxy hoá có trong sầu riêng có khả năng tăng đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Hàm lượng chất xơ, vitamin B1, B3 trong sầu riêng giúp quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể trở nên tốt hơn.
tiểu đường có ăn sầu riêng được không, sầu riêng có lợi ích gì
Sầu riêng giúp cải thiện giấc ngủ và mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn

Một số lưu ý khi sử dụng hoa quả của người bệnh tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường, bên cạnh thuốc tiểu đường, chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp duy trì lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, mỡ máu hoặc cao huyết áp. Bổ sung thêm hoa quả tươi trong bữa ăn hằng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, vẫn có những loại quả người bệnh tiểu đường có thể ăn cũng như cần nên tránh.

Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn hoa quả trong bữa ăn hằng ngày của người bị tiểu đường.

  • Hạn chế tuyệt đối những loại quả có chỉ số GI của thực phẩm cao (70 - 100) để tránh tình trạng đường huyết tăng đột biến. Một số loại quả có chỉ số GI cao gồm: Dưa hấu, xoài chín, chuối chín kỹ,...
  • Nên ăn những loại trái cây có hàm lượng vitamin C cao như dâu tây, việt quất, mâm xôi, cam, bưởi...
  • Thời điểm tốt nhất để ăn hoa quả là giữa  2 bữa chính. Ngoài ra, người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5 - 6 bữa để tránh đường huyết mất ổn định, tăng quá mức hoặc hạ quá mức. Với những người bệnh đang điều trị bằng insulin tác dụng chậm có thể ăn thêm một bữa phụ trước khi đi ngủ.
  • Không nên chỉ ăn một loại quả duy nhất. Người bệnh có thể lựa chọn đa dạng các loại trái cây để cơ thể có đủ các thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa, việc thay đổi thường xuyên các loại hoa quả sẽ giúp tăng cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Kiểm soát khẩu phần trái cây sử dụng mỗi ngày. Người bệnh không nên ăn quá nhiều để tránh vượt quá lượng carbohydrate cho phép.
tiểu đường có ăn sầu riêng được không, cần lưu ý gì
Người bệnh tiểu đường có thể ăn sầu riêng nhưng không nên ăn nhiều và cần có sự kiểm soát mỗi lần ăn

Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc tiểu đường có ăn sầu riêng được không. Mặc dù không cần kiêng cữ tuyệt đối sầu riêng nhưng người bệnh tiểu đường vẫn nên ăn với số lượng cho phép. Bên cạnh đó, những loại hoa quả chứa nhiều đường cũng là những thực phẩm nên hạn chế xuất hiện trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường. 

Ngoài đường và calo, người bệnh tiểu đường cũng nên tính toán lượng carbohydrate nạp vào cơ thể mỗi ngày để tránh mức đường huyết bị mất ổn định. Nhà thuốc Long Châu mong rằng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích với những người bệnh tiểu đường nhưng lại “đạo sầu riêng”.

Xem thêm: 

Tú Anh

Nguồn tham khảo: vinmec, hellobacsi.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin