Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? Phương pháp điều trị viêm giác mạc

Ngày 18/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm giác mạc là một vấn đề phổ biến về mắt, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm giác mạc có điều trị hết được hay không, bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi là những thắc mắc được đặt ra khá nhiều.

Chính vì nhiều người quan tâm đến cách điều trị viêm giác mạc và thời gian cần thiết để khỏi bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích về cách điều trị và thời gian phục hồi của bệnh này, đồng thời giúp mọi người giải đáp được thắc mắc bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi.

Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi?

Để đánh giá thời gian khỏi bệnh viêm giác mạc, trước hết, chúng ta cần có một hiểu biết cơ bản về giác mạc và vai trò quan trọng của nó trong chức năng thị giác. Giác mạc là một thành phần quan trọng của mắt, nằm ở phía trước nhãn cầu và đóng vai trò trong việc tiếp nhận ánh sáng cho phép mắt chúng ta nhìn thấy.

Vì giác mạc có đặc tính mỏng manh và tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, nó dễ bị tổn thương và gây viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi khuẩn, virus, nấm, hoặc ký sinh trùng. Thời gian điều trị khỏi bệnh có thể biến động tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.

Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? 1
Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? Tùy vào từng tình trạng bệnh riêng biệt

Bác sĩ thường chia viêm giác mạc thành hai dạng chính dựa trên biểu hiện và mức độ nghiêm trọng: Viêm giác mạc nông (tác động chủ yếu ở bề mặt giác mạc) và viêm giác mạc sâu (tác động sâu vào nhu mô và có thể gây hậu quả nghiêm trọng). Tùy thuộc vào loại viêm giác mạc, quá trình điều trị và thời gian phục hồi có thể khác nhau.

Viêm giác mạc chấm nông là tình trạng viêm nhiễm ở trên bề mặt giác mạc, đặc trưng bởi việc giác mạc trở nên mờ mờ và không có dấu hiệu tổn thương rõ ràng. Loại viêm giác mạc này được phân thành hai thể chính:

  • Viêm giác mạc biểu mô chấm nông: Thường xuất hiện sau các trường hợp đau mắt đỏ hoặc nhiễm siêu vi Herpes Simplex. Viêm giác mạc chấm nông này có thể do virus Adeno gây ra làm tế bào biểu mô sưng lên và tạo ra các đốm trắng trên bề mặt giác mạc.
  • Tróc biểu mô dạng chấm: Đây là các chấm nhỏ li ti, có màu rõ nét khi sử dụng fluorescein và thường lõm xuống.

Đối với viêm giác mạc chấm nông, việc điều trị thường bao gồm sử dụng thuốc uống và thuốc mỡ thoa mắt theo hướng dẫn của bác sĩ và thường thấy cải thiện sau 15 - 20 ngày. Tuy nhiên, trong những trường hợp có vết loét lớn tại khu vực trung tâm có thể gây tổn thương đến thị lực lâu dài.

Ngược lại, viêm giác mạc sâu hay còn gọi là viêm nhu mô ảnh hưởng đến các vùng sâu trong nhu mô và thường xuất hiện các vết đục trắng có thể phân bố rải rác hoặc hình đĩa. Đây là loại tổn thương nghiêm trọng có thể suy giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

Do đó, quan trọng là người bệnh tuân thủ chặt chẽ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Thời gian điều trị có thể kéo dài và đòi hỏi sự kiên trì từ phía bệnh nhân để đạt được phục hồi tối ưu.

Phương pháp điều trị viêm giác mạc

Viêm giác mạc là một vấn đề cần được thăm khám và điều trị ngay từ giai đoạn đầu để tránh những biến chứng có thể ảnh hưởng đến thị lực trong tương lai. Phương pháp điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp viêm giác mạc nhẹ, chỉ có xước nhẹ giác mạc, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để tra vào mắt.

Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? 2
Việc sử dụng thuốc nhỏ mắt cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Đối với viêm giác mạc do vi khuẩn hoặc virus, phương pháp điều trị thường bao gồm sử dụng kháng sinh. Ngoài ra, các biện pháp can thiệp ngoại khoa có thể được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng cụ thể bao gồm ghép giác mạc, ghép màng ối hoặc phủ kết mạc.

Quan trọng nhất, việc điều trị viêm giác mạc cần được thực hiện sớm và việc sử dụng thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý đến các điều sau:

  • Khô mắt: Sử dụng nước mắt nhân tạo khi cần thiết, nhưng tránh sử dụng thuốc có Corticoid mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Băng kín mắt: Không nên băng kín mắt bệnh vì có thể làm tăng sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bảo vệ mắt: Đeo kính mát khi ra ngoài để tránh khói bụi và bảo vệ mắt khỏi tác động của tia UV.
  • Tránh dụi mắt và không đeo kính áp tròng, trang điểm mắt: Tránh những thói quen này trong thời gian điều trị mắt.
Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? 3
Tránh dụi mắt làm nặng nề hơn tình trạng tổn thương mắt

Tóm lại, việc tuân thủ chặt chẽ theo các hướng dẫn trên là quan trọng để đảm bảo hiệu quả của quá trình điều trị và ngăn chặn sự phát triển của bệnh viêm giác mạc.

Kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt để nhanh khỏi bệnh

Việc bệnh viêm giác mạc kéo dài bao lâu để khỏi là một thắc mắc phổ biến và bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng khoa học và cân đối cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe của mắt.

Chế độ dinh dưỡng đóng góp tích cực vào quá trình điều trị bệnh viêm giác mạc. Các chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo người bệnh nên duy trì một chế độ ăn đa dạng, đủ chất, và cân đối. Điều quan trọng là tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi chứa nhiều vitamin A, B, C, E... và ưu tiên ăn thức ăn đã nấu chín để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Trong quá trình điều trị, việc kiêng hải sản như cua, tôm, ốc, hến, đồ ăn cay nóng (gừng, ớt, tiêu...), đồ uống có cồn và các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá là quan trọng. Những thực phẩm này có thể kích thích và làm nặng bệnh viêm giác mạc.

Bệnh viêm giác mạc bao lâu khỏi? 4
Nên kiêng hải sản, chất kích thích để không làm nặng hơn tình trạng bệnh

Bệnh nhân nên chú ý đến vệ sinh mắt bằng cách sử dụng nước muối NaCl 0,9% để làm sạch mắt, đeo kính bảo vệ khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn. Việc vệ sinh kính áp tròng cũng là quan trọng để tránh nhiễm trùng. Đồng thời, tránh dụi mắt và không đắp các loại thuốc trực tiếp vào mắt, vì điều này có thể gây nhiễm trùng. Cũng cần điều trị dứt điểm các bệnh toàn thân hoặc các vấn đề mắt khác có thể gây ra viêm giác mạc như viêm mủ túi lệ, lông quặm, và giữ cho cơ thể nói chung ở trạng thái khỏe mạnh.

Với những thông tin đã được cung cấp, hy vọng rằng mọi người đã tìm thấy câu trả lời đáp cho nghi vấn về thời gian khỏi bệnh khi mắc bệnh viêm giác mạc. Bài viết đã cung cấp kiến thức đầy đủ và chi tiết, nhằm hỗ trợ mọi người trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Qua đó, nhận thức được về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng khoa học, vệ sinh cá nhân và các biện pháp đề phòng bệnh.

Sự đa dạng và cân đối trong chế độ ăn, sự kiêng kỵ đối với những thực phẩm có thể kích thích viêm giác mạc cùng với việc duy trì vệ sinh mắt đúng cách đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe mắt.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin