Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bệnh viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Ngày 24/03/2023
Kích thước chữ

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (hay còn gọi tá tràng) xuất hiện những tổn thương như bị viêm, sưng và lâu ngày hình thành vết loét. Trong giai đoạn đầu, những tổn thương này có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Một số trường hợp thất bại trong điều trị bệnh bằng thuốc hoặc người bệnh xuất hiện những biến chứng thì người bị bệnh loét dạ dày sẽ có thể được chỉ định mổ.

Tuy nhiên, tình trạng này lâu dần sẽ có thể tạo thành các vết loét lớn hơn, gây ra những triệu chứng khó chịu, lúc này người bệnh đến bác sĩ thăm khám để có phương án điều trị hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết đối với căn bệnh này.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non (hay còn gọi tá tràng) xuất hiện những tổn thương như bị viêm, sưng và lâu ngày hình thành vết loét. Trong giai đoạn đầu, những tổn thương này có thể tự lành lại mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này lâu dần sẽ có thể tạo thành các vết loét lớn hơn, gây ra những triệu chứng khó chịu, lúc này người bệnh đến bác sĩ thăm khám để có phương án điều trị hiệu quả nhất.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? 1Viêm loét dạ dày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Các triệu chứng gặp phải khi bị viêm loét dạ dày

Người bệnh sẽ có thể gặp phải một trong nhiều triệu chứng phổ biến dưới đây:

  • Đầy hơi, khó tiêu;
  • Buồn nôn hoặc nôn;
  • Dễ cảm thấy no khi ăn hoặc không muốn ăn vì cơn đau bụng;
  • Ợ hơi, ợ chua hoặc trào ngược;
  • Cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược, khó ngủ;
  • Đi cầu phân đen hoặc có thể lẫn cả máu;
  • Sụt cân.

Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế bệnh tiến triển trầm trọng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống.

Viêm loét dạ dày có những giai đoạn nào?

Viêm loét dạ dày cấp tính

Đặc trưng của giai đoạn này là các triệu chứng thường xuất hiện đột ngột, biểu hiện khá rõ nét và diễn biến trong thời gian ngắn. Ở giai đoạn này, nếu được phát hiện sớm và có chế độ điều trị hợp lý, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để.

Viêm loét dạ dày mãn tính

Tình trạng viêm sưng kéo dài khi không được điều trị, sau một thời gian có thể chuyển sang dạng mãn tính. Điều lo ngại là khi bước sang giai đoạn này, các tổn thương lan rộng làm cho bệnh khó điều trị hơn, thậm chí có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày là gì?

Bệnh viêm loét dạ dày có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân phổ biến hiện nay là việc nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Đây là một loại vi khuẩn đặc biệt vì khả năng có thể thích nghi tại môi trường axit của dạ dày, khi gặp những điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố tại lớp nhầy bảo vệ niêm mạc khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương bởi chính dịch axit.

Nguyên nhân khác là việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài, đặc biệt là ở đối tượng người lớn tuổi. Các hoạt chất trong nhóm thuốc này có tác động làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin - là chất có chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Viêm loét dạ dày có phải mổ không?

Trong một số trường hợp bệnh nặng hoặc phức tạp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày.

Viêm loét dạ dày cần mổ khi thất bại với điều trị bằng thuốc 

Trường hợp này gặp phải khi điều trị nội khoa mà vết loét không có dấu hiệu cải thiện, lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ. Bệnh chuyển biến nặng hơn và có thể tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng của viêm loét dạ dày, lúc này sẽ cần đến sự can thiệp ngoại khoa là mổ.

Bệnh viêm loét dạ dày là gì? 2Phẫu thuật là một trong những cách điều tị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày cần phải mổ khi xảy ra những biến chứng nào?

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày, đây là hiện tượng niêm mạc dạ dày bị tổn thương nặng đến mức khiến mạch máu xung quanh bị vỡ ra và chảy máu. Trong đó vị trí xảy ra xuất huyết thường xảy ra ở hang vị, có thể giải thích vì đây là vùng niêm mạc nằm ngang, phải chịu áp lực lớn từ thức ăn và dịch vị. Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị mất nhiều máu, gây chóng mặt, da nhợt nhạt, nôn ra máu hoặc phân có máu.

Hẹp môn vị

Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày và có vị trí nối tiếp với tá tràng. Hẹp môn vị xảy ra khi niêm mạc môn vị dày lên, bị chai xơ hoặc xuất hiện khối u, từ đó làm cản trở quá trình lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống đường ruột, gây ra tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày nhiều giờ liền và dạ dày trở nên giãn to ra cùng với sự co bóp quá mức. Một số triệu chứng thường gặp của hẹp môn vị là thường bị nôn ói, bụng bị óc ách khó tiêu thức ăn và sụt cân nhanh.

Thủng dạ dày do sự tiến triển của vết loét

Ban đầu vết loét chỉ xảy ra ở phần bề mặt niêm mạc, sau đó ăn mòn vào sâu hơn đến phần cơ và thanh mạc dạ dày và có thể xuất hiện lỗ thủng. Khi xảy ra trường hợp thủng dạ dày, bệnh nhân thường được chỉ định mổ để khâu vết thủng hoặc cắt đi một phần dạ dày nếu cần thiết.

Đây là biến chứng mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không chẩn đoán và xử lý sớm. Một số triệu chứng điển hình khi gặp phải biến chứng này như đau bụng một cách dữ dội, đột ngột, cảm giác như dao đâm ở vùng thượng vị, vã mồ hôi, nhịp thở tăng, sắc mặt tái nhợt, tụt huyết áp, khi thăm khám sờ vào vùng bụng sẽ có cảm giác co cứng,…

Nguy cơ tiến triển đến u ác tính

Viêm loét dạ dày là một trong những yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến hình thành các khối u ác tính dẫn đến ung thư dạ dày. Đặc biệt, khả năng xảy ra cao ở những trường hợp nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, vết loét tiến triển dai dẳng từ 10 năm trở lên. Khi nhận thấy các tế bào có nguy cơ ác tính hóa cao, bác sĩ sẽ có thể cân nhắc chỉ định cắt một phần hoặc hoàn toàn để loại bỏ khối u phát triển và di căn.

Một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Bạn nên ăn chậm, nhai kỹ và đúng giờ và tránh bỏ bữa.
  • Hãy tránh các loại thực phẩm gây kích ứng dạ dày như đồ chua cay, nóng, lạnh, khô cứng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia, cà phê, thuốc lá.
Bệnh viêm loét dạ dày là gì? 3Người bị viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn đồ cay nóng

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày.
  • Có khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
  • Giữ một tâm trạng thoải mái, hạn chế căng thẳng, stress.

Chú ý đến việc dùng thuốc để tránh làm các vết loét tái phát

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi các loại thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc giảm đau, để tránh gây ảnh hưởng xấu đến niêm mạc dạ dày vì một số loại thuốc này có thể gây kích ứng vết loét. 

Đừng dùng quá liều thuốc bổ sung sắt vì có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và vết loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách sử dụng hợp lý.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ "Viêm loét dạ dày có phải mổ không?". Nếu tình trạng bệnh diễn biến dai dẳng, bạn nên thăm khám để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị hợp lý, đừng lo lắng và tự ý dùng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian quá nhiều, điều này sẽ càng gây khó khăn cho việc phục hồi bệnh cũng như có thể gây bệnh nặng hơn.

Xem thêm: 

Diễm Quỳnh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin