Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào? Những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm zona thần kinh

Ngày 04/07/2024
Kích thước chữ

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào? Đây là một thắc mắc quan trọng đối với nhiều người khi đối mặt với căn bệnh này. Bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị độc giả thông tin về phương thức lây bệnh, những đối tượng dễ mắc bệnh và cách phòng ngừa bệnh thuỷ đậu?

Bệnh zona thần kinh, còn được gọi là bệnh giời leo, là một căn bệnh do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh này có thể gây ra các triệu chứng đau rát và phát ban trên da, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Bệnh zona thần kinh là gì?

Bệnh zona thần kinh, còn gọi là bệnh zona, có tên tiếng Anh là shingles và trong dân gian thường được gọi là "giời leo". Bệnh này do virus Varicella-zoster gây ra và cũng chính là loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi một người đã mắc bệnh thủy đậu, virus này vẫn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái tiềm ẩn và có thể tái hoạt động sau nhiều năm, gây ra bệnh zona.

Bệnh zona thần kinh, còn gọi là bệnh zona do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra
Bệnh zona thần kinh, còn gọi là bệnh zona do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra

Cơ chế lây lan của virus gây bệnh zona thần kinh

Virus Varicella-zoster thuộc họ virus herpes và cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, một số virus Varicella vẫn tồn tại ở trạng thái tiềm tàng trong cơ thể mà không gây bệnh. Chúng cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch, căng thẳng tinh thần hoặc suy nhược cơ thể, virus này sẽ tái hoạt động. Chúng nhân lên, lan truyền ra các đầu dây thần kinh cảm giác, gây tổn thương niêm mạc và da, từ đó gây nên bệnh zona. Đây là lý do mà bệnh zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào?

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào đang là nỗi lo lắng của nhiều người. Hiện nay, có một số phương thức lây nhiễm thuỷ đậu là tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp và lây truyền qua đường hô hấp.

Tiếp xúc trực tiếp với mụn nước

Virus Varicella-zoster cư trú trong các bọng nước xuất hiện trên da của bệnh nhân zona. Theo thời gian, bọng nước trở nên đục và sau đó vỡ ra. Khi vỡ, chất lỏng chứa virus Varicella-zoster sẽ tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nếu người bình thường tiếp xúc trực tiếp với dịch từ bọng nước này, họ có nguy cơ nhiễm virus, dẫn đến mắc bệnh thủy đậu trước. Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus Varicella-zoster (VZV) vẫn còn khu trú trong các hạch thần kinh cảm giác gần cột sống. Sau một khoảng thời gian, virus Varicella-zoster có thể tái hoạt động lại và gây ra bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào là câu hỏi thắc mắc của nhiều người
Bệnh zona thần kinh lây như thế nào là câu hỏi thắc mắc của nhiều người

Tiếp xúc gián tiếp qua đồ vật bị nhiễm

Điểm mạnh của virus thủy đậu là khả năng tồn tại lâu trong môi trường bên ngoài. Do đó, chỉ cần tiếp xúc với đồ vật vừa bị nhiễm dịch từ nốt phỏng của người bệnh, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.

Lây truyền qua hô hấp (hiếm gặp)

Virus Varicella-zoster gây bệnh tồn tại trong các giọt bắn dịch tiết từ mũi và họng, phát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, hắt hơi, hoặc ho. Người khỏe mạnh vô tình hít phải các giọt bắn này sẽ bị mắc bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện ở bất cứ ai, một số trường hợp người lớn có nguy cơ cao bị mắc bệnh như sau:

Người chưa từng mắc bệnh thủy đậu

Khi một người chưa từng mắc bệnh thủy đậu, hệ miễn dịch của cơ thể chưa được tiếp xúc và chưa sản xuất kháng thể chống lại virus gây bệnh. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi người này tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc khi virus đang lưu hành trong không khí hoặc các vật dụng trong môi trường. Việc chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cũng góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đối với người lớn.

Người có hệ miễn dịch suy yếu

Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, ung thư, HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona. Ngoài ra, các phương pháp điều trị như xạ trị hoặc hóa trị cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho virus Varicella-Zoster tái hoạt động.

Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, ung thư, HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona
Các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như bạch cầu, ung thư, HIV/AIDS làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona

Người cao tuổi và trẻ nhỏ

Bệnh thủy đậu phổ biến ở trẻ dưới 10 tuổi, nhưng điều này không có nghĩa người lớn không thể mắc bệnh. Tất cả mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu, và trẻ em từ 6 tháng đến 7 tuổi là nhóm dễ nhiễm virus nhất. Vậy nên, nguy cơ tái hoạt động của virus Varicella-zoster và gây bệnh zona cũng cao hơn.

Zona thần kinh thường phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt là ở những người trên 50 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ mắc zona thần kinh ở những người khỏe mạnh là từ 1 đến 4 trên mỗi 1000 người mỗi năm, trong khi người trên 65 tuổi có tỷ lệ từ 4 đến 12 trên mỗi 1000 người. Đến 50% số người trên 85 tuổi sẽ mắc bệnh zona thần kinh. Ngoài ra, những người có bệnh lý nền như ung thư, rối loạn lipid máu, cao huyết áp, bệnh tự miễn cũng dễ bị tái phát zona.

Phòng ngừa lây nhiễm bệnh zona thần kinh

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

  • Tiêm phòng: Tiêm phòng vắc xin giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc và biến chứng của bệnh zona thần kinh. Ngay cả khi đã mắc bệnh, vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, một số người không thể tiêm phòng như những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, và những người có tiền sử dị ứng với vắc xin.
  • Biện pháp vệ sinh cá nhân: Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và chăm sóc vùng da tổn thương đúng cách. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được kiểm tra và điều trị.
  • Rửa tay thường xuyên và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc: Hãy rửa tay thường xuyên, chăm sóc vùng da bị tổn thương, và tránh chà xát mạnh. Không để nước bẩn dính vào vùng da có mụn nước và không nên làm vỡ các mụn nước, vì điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Tránh tiếp xúc với người bị bệnh: Việc này hạn chế lây lan virus qua các mụn nước.
  • Các biện pháp cách ly và hạn chế tiếp xúc: Đeo khẩu trang và sử dụng bao tay khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Tiêm phòng vắc xin giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc và biến chứng của bệnh zona thần kinh
Tiêm phòng vắc xin giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc và biến chứng của bệnh zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh lây như thế nào và cách phòng ngừa hiệu quả đang là vấn đề được quan tâm mạnh mẽ trong y học hiện đại. Virus Varicella-Zoster, gây ra bệnh này, có thể lây từ người mắc bệnh qua tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua dịch từ các vết thương của họ. Để giảm nguy cơ mắc bệnh, việc tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả, giúp ngăn ngừa đến 90% trường hợp. Ngoài ra, giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, và chăm sóc da đúng cách cũng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin