Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cảm cúm là một bệnh phổ biến do virus gây ra. Những người mắc cảm cúm thường trải qua nhiều triệu chứng đặc trưng như mệt mỏi, sốt, hắt hơi, đau đầu và đau toàn thân. Panadol là một loại thuốc được nhiều người tìm đến để giảm các triệu chứng của cảm cúm nhưng liệu cảm cúm uống Panadol được không?
Vậy rốt cuộc bị cảm cúm uống Panadol được không và có hiệu quả không? Hãy tìm đọc và khám phá thông tin được cung cấp bởi Nhà thuốc Long Châu dưới đây nhé.
Cảm cúm là một bệnh virus cấp tính, gây ra sự nhiễm trùng và tác động lên hệ hô hấp bao gồm đường mũi, cổ họng, ống phế quản và có thể lan rộng đến phổi.
Cảm cúm thường có sự phát triển nhẹ và người bệnh thường tự phục hồi trong khoảng thời gian từ 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như người có hệ miễn dịch suy giảm hoặc các bệnh mạn tính, cảm cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Cảm cúm có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tỷ lệ mắc cảm cúm ở người lớn là từ 5-10%, trong khi đối với trẻ em là từ 20-30%. Một trong những nguy cơ của cảm cúm là khả năng lây lan cao, gây nguy hiểm về mặt dịch tễ. Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cảm cúm thường xuất hiện trong mùa mưa, nhưng cũng có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.
Biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày kể từ khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Do các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh có sự tương đồng, nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bệnh này. Ngoài những dấu hiệu chung như đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh), bệnh cảm cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo sau:
Thời gian ủ bệnh cảm cúm thường kéo dài khoảng 2 ngày. Sau khoảng 5 ngày, triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ giảm dần, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất hoàn toàn trong vòng một hoặc hai tuần.
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc tìm hiểu và xem xét các triệu chứng của cúm nếu có.
Ngoài ra, có một số xét nghiệm được sử dụng để phát hiện virus cúm trong mẫu bệnh phẩm hô hấp bao gồm:
Ngày nay, có nhiều loại thuốc được đề xuất để giảm triệu chứng cảm cúm, trong đó có thuốc Panadol nhưng nhiều người vẫn e ngại rằng liệu bị cảm cúm uống Panadol được không? Thông thường, các loại thuốc này chứa paracetamol, còn được gọi là acetaminophen, là một loại thuốc giảm đau không cần đơn thuốc. Panadol thường được sử dụng để giảm đau từ nhẹ đến vừa, cũng như có thể được sử dụng như một loại thuốc hạ sốt và hỗ trợ trong điều trị cảm lạnh và cảm cúm. Thế nên, bạn có thể uống Panadol khi bị cảm cúm.
Lưu ý rằng, uống Panadol điều trị cảm cúm chỉ điều trị được triệu chứng như sốt và đau nhức, không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây ra bệnh như virus. Thế nên, trong trường hợp nặng, các triệu chứng không hết hay thuyên giảm và kéo dài, cần liên hệ bác sĩ nhằm đánh giá được độ nặng cũng như thay thế điều trị bằng phương pháp thích hợp khác.
Tùy theo độ tuổi, cân nặng, thể trạng hay độ nặng của triệu chứng mà uống Panadol điều trị cảm cúm với mức liều khác nhau. Trong trường hợp đối tượng là trẻ nhỏ, cần đặc biệt chú ý đến liều lượng thuốc để tránh tình trạng quá liều, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, nếu bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh, cần thảo luận cụ thể với bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
Để sử dụng Panadol trị cảm cúm hiệu quả, cần tuân thủ đúng liều và khoảng cách giữa các lần sử dụng. Thông thường, cần để ít nhất 4-6 giờ giữa các lần dùng thuốc. Nếu việc sử dụng theo liều và khoảng cách hướng dẫn vẫn không cải thiện triệu chứng hoặc nếu người bệnh có các vấn đề sức khỏe khác như suy gan hay xơ gan, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được hỗ trợ.
Bệnh nhân không nên sử dụng Panadol trị cảm cúm cùng với các loại thuốc khác chứa thành phần paracetamol, thuốc chống xung huyết hoặc các loại thuốc chống cảm cúm khác.
Khi sử dụng Panadol, quan trọng là hạn chế việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa caffein như trà, cà phê. Caffein có thể tương tác với Panadol và gây tác động không mong muốn. Việc tiêu thụ quá nhiều caffein có thể làm tăng nguy cơ phản ứng phụ hoặc làm giảm hiệu quả của Panadol.
Nếu các triệu chứng mà không có sự cải thiện, nên hỏi ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể đưa ra đánh giá và điều chỉnh liệu pháp điều trị hoặc đề xuất các phương pháp khác để giúp giảm triệu chứng.
Ngoài ra, rất quan trọng để lưu ý hạn dùng của thuốc. Sử dụng Panadol sau ngày hết hạn có thể không hiệu quả hoặc nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, luôn kiểm tra ngày hết hạn trên bao bì và không sử dụng thuốc đã hết hạn.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp đọc giả giải đáp được thắc mắc “Bị cảm cúm uống Panadol được không?”. Không phải loại thuốc Panadol nào cũng hiệu quả trong điều trị cúm, vì thế trước khi uống, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ các thành phần cũng như công dụng cũng như tham khảo ý kiến chuyên gia y tế.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.