Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Gặp triệu chứng chóng mặt uống Panadol được không?

Ngày 05/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Panadol là thuốc có thành phần chính là paracetamol được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm đau hạ sốt. Trong một số trường hợp chóng mặt, bệnh nhân cảm thấy đỡ khi sử dụng Panadol nên dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc mà không quan tâm đến căn nguyên gây chóng mặt.

Vậy chóng mặt uống Panadol được không và cần lưu ý khi sử dụng? Hãy cùng khám phá những thông tin cần thiết về Panadol cũng như giải đáp thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu về Panadol

Panadol là thuốc gì?

Panadol là một loại thuốc giảm đau chứa hoạt chất chính là paracetamol (hay còn được gọi là acetaminophen) - một hoạt chất được sử dụng để giảm đau và hạ sốt. Panadol có thể được sử dụng như một loại thuốc kê đơn và không kê đơn và là loại thuốc an toàn cho hầu hết mọi người khi tuân thủ hướng dẫn sử dụng đúng cách.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại Panadol với hàm lượng paracetamol khác nhau được bày bán. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết chính xác cách sử dụng.

Gặp triệu chứng chóng mặt uống Panadol được không? 1
Panadol là một loại thuốc giảm đau chứa hoạt chất chính là paracetamol

Công dụng của Panadol

Panadol chứa thành phần chính là paracetamol và được chỉ định sử dụng để giảm đau mức độ nhẹ đến vừa và hạ sốt. Cụ thể, Panadol có thể được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Đau đầu, bao gồm đau đầu căng thẳng, đau nửa đầu và các trường hợp đau đầu khác như đau do chấn thương, mất ngủ hoặc các bệnh nghiêm trọng như u não.
  • Đau cơ bắp hoặc khớp. Panadol cũng có thể giảm đau ở các vị trí khác trên cơ thể như lưng, cổ, vai, sau khi tập thể dục hoặc chấn thương nhẹ.
  • Đau sau phẫu thuật.
  • Đau răng.
  • Đau bụng kinh nguyệt.
  • Hạ sốt.
Gặp triệu chứng chóng mặt uống Panadol được không? 2
Panadol được chỉ định sử dụng để giảm đau

Liều dùng Panadol

Cho người lớn

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể uống 1 đến 2 viên Panadol mỗi 4 đến 6 giờ. Nếu uống 2 viên Panadol cùng lúc, cần đợi từ 6 đến 8 tiếng trước khi uống liều tiếp theo. Tuyệt đối không vượt quá 8 viên Panadol trong vòng 24 giờ để tránh nguy cơ ngộ độc paracetamol.

Cho trẻ em

Liều dùng Panadol cho trẻ em phụ thuộc vào cân nặng và tuổi của trẻ. Thông thường, trẻ em chỉ được dùng 10 - 15 mg paracetamol/kg/lần. Vì vậy, trẻ em từ 10 đến 12 tuổi chỉ nên dùng 1 viên Panadol/lần, không quá 4 lần trong 24 giờ. Cần lưu ý không cho trẻ dùng Panadol đỏ chứa caffeine. Trẻ em dưới 10 tuổi thường không đạt cân nặng được quy định, do đó không nên sử dụng Panadol trừ khi có hướng dẫn từ bác sĩ.

Bị chóng mặt uống Panadol được không?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề chóng mặt uống Panadol được không thì chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt là gì và công dụng, tác dụng của Panadol trong việc giảm triệu chứng chóng mặt như thế nào.

Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng chóng mặt sẽ giảm dần sau vài phút hoặc vài giờ và hoàn toàn biến mất sau khi bạn nghỉ ngơi, ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng chóng mặt diễn ra thường xuyên mà không giảm đi, có thể do các nguyên nhân sau:

  • Rối loạn tiền đình: Có thể do nhiều nguyên nhân như viêm dây thần kinh số 8 do virus, viêm tai giữa, thoái hoá... và đi kèm với triệu chứng chóng mặt khi nằm, chóng mặt dữ dội, da tái xanh, buồn nôn, nôn mửa.
  • Huyết áp thấp: Máu không được cung cấp đủ lượng đến não, gây choáng váng, mất thăng bằng khi đứng, thở nhanh khi vận động, khó thở.
  • Thiếu máu, cơ địa tuần hoàn kém: Gây mất cân bằng trong việc cung cấp máu giàu oxy đến cơ thể, gây cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, khó thở.
  • Căng thẳng làm việc: Khi phải tập trung làm việc hoặc gặp áp lực, căng thẳng có thể gây chóng mặt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị các bệnh về hệ thần kinh, tim mạch, huyết áp... có thể gây chóng mặt.

Panadol là thuốc có tác dụng trong điều trị giảm đau và hạ sốt và được chỉ định trong một số trường hợp như đau đầu, đau do rối loạn tiền đình, đau ở tai. Thế nên, uống Panadol sẽ hiệu quả trong những trường hợp nguyên nhân xuất phát từ ngoại biên như chóng mặt do đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình,… Những trường hợp chóng mặt do nguyên nhân liên quan đến não như xuất huyết não, rối loạn tuần hoàn não, u não, nhồi máu não, suy động mạch cột sống thân nền, nhiễm trùng não, xơ cứng rải rác... thì việc uống Panadol sẽ ít hoặc không có tác dụng trong việc giảm chóng mặt.

Gặp triệu chứng chóng mặt uống Panadol được không? 3
Bị chóng mặt uống Panadol được không?

Những lưu ý khi sử dụng Panadol điều trị chóng mặt

Trước khi uống Panadol điều trị chóng mặt, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Không vượt quá liều lượng quy định. Sử dụng quá liều Panadol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ suy gan và thậm chí tử vong.
  • Người bị bệnh gan cần thận trọng khi sử dụng Panadol.
  • Tránh sử dụng Panadol cùng với các loại thuốc khác chứa paracetamol để tránh nguy cơ sử dụng quá liều.
  • Những người tiêu thụ rượu nhiều cũng cần cẩn trọng khi sử dụng Panadol. Rượu có thể tăng nguy cơ tổn thương gan do paracetamol.
  • Không nên bẻ đôi viên nén Panadol mà cần uống toàn bộ viên. Uống thuốc kèm nước lọc (tốt nhất là dùng với nước ấm để tăng khả năng hấp thụ). Hạn chế sử dụng với nước trà, nước ép, nước ngọt, rượu bia...
  • Với Panadol dạng viên sủi, cần đợi cho thuốc hoàn toàn tan trong nước trước khi sử dụng.
  • Nếu bạn cần sử dụng Panadol trong một thời gian dài, hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn về liều dùng và cách sử dụng phù hợp.
  • Không sử dụng thuốc khi không có triệu chứng sốt hoặc đau nhức.
  • Nếu muốn kết hợp Panadol với các loại thuốc khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với người lớn, không sử dụng Panadol liên tục quá 10 ngày trừ khi có chỉ định từ bác sĩ. Trẻ em chỉ nên sử dụng tối đa 5 ngày trừ trường hợp đặc biệt.
Gặp triệu chứng chóng mặt uống Panadol được không? 4
Sử dụng quá liều Panadol có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng

Những mẹo trị chóng mặt bên cạnh dùng Panadol

Bên cạnh uống Panadol điều trị chóng mặt, bạn và gia đình có thể áp dụng những phương pháp hỗ trợ hoặc sử dụng các thực phẩm để giảm tình trạng chóng mặt.

Phương pháp vận động cổ

Phương pháp Epley maneuver là một trong những phương pháp phổ biến nhất để kiểm soát chứng chóng mặt vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Phương pháp này bao gồm một loạt các bước được thực hiện trước khi đi ngủ mỗi đêm, nhằm giảm các triệu chứng chóng mặt trong ít nhất 24 giờ.

Nếu triệu chứng chóng mặt xuất hiện từ bên trái và tai trái, phương pháp Epley maneuver có thể được thực hiện theo các bước sau:

  • Ngồi trên giường và đặt một chiếc gối phía sau lưng.
  • Quay đầu sang bên trái một góc 45 độ.
  • Nằm xuống và giữ đầu ở góc 45 độ, tựa vai vào gối. Đầu nên được ngả xuống giường trong 30 giây.
  • Di chuyển đầu một góc 90 độ về phía tai bên kia (không nên ngẩng đầu lên).
  • Giữ vị trí đó trong 30 giây, sau đó xoay người 90 độ về phía tai bên kia.
  • Sau 30 giây, từ từ ngồi dậy và giữ đầu ở vị trí thẳng.

Lặp lại quy trình ba đến bốn lần mỗi ngày. Nếu chóng mặt bắt đầu từ bên phải và tai phải, hướng dẫn này sẽ được thực hiện theo thứ tự ngược lại.

Sử dụng các loại trà, thực phẩm

  • Ginkgo Biloba (hay còn gọi là bạch quả) là một loại thảo dược có tác dụng tăng cường lưu thông máu đến não và được sử dụng để giảm chóng mặt và các vấn đề về thăng bằng. Một nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Tai mũi họng cho thấy Ginkgo Biloba cũng có hiệu quả tương tự như thuốc Betahistine trong việc kiểm soát chứng chóng mặt.
  • Trà gừng.
  • Hạnh nhân.
  • Giấm táo và mật ong.

Hy vọng rằng bài viết này đã giải đáp giúp bạn về vấn đề chóng mặt uống Panadol được không. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị khi cơn chóng mặt kéo dài không dứt hoặc không đỡ khi dùng thuốc để có thể tìm hiểu và điều trị triệt để nguyên nhân bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm