Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chó con là vật nuôi rất gần gũi trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không tránh khỏi những lúc chúng ta bị chó con cắn. Vậy trong tình huống bị chó con cắn chảy máu có sao không? Liệu có cần phải tiêm phòng hay không?
Chó cắn chảy máu là tình huống khá thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc chỉ khi bị những con chó to cắn mới cần lưu tâm hay kể cả chó con cắn cũng phải đến cơ sở y tế để thăm khám và chích ngừa? Liệu bị chó con cắn chảy máu có sao không?
Chó con là khái niệm dùng để chỉ những con chó có thân hình nhỏ, từ vài tuần tuổi đến 1 hoặc 2 tháng. Nhiều người vẫn có tâm lý chó con khá lành tính và ít có nguy cơ lây bệnh. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, dẫn đến tâm lý chủ quan khiến họ lâm vào tình huống xấu về sức khỏe.
Theo các bác sĩ thú y, dù là chó con hay chó đã trưởng thành thì nguy cơ có mầm bệnh là như nhau, không chỉ bệnh lây nhiễm thông thường mà cả những bệnh nguy hiểm như bệnh dại. Thậm chí ngay cả với chó con mới được sinh ra hoặc đang được chó mẹ cho bú thì nguy cơ vẫn rất tiềm tàng. Bởi vi rút từ chó con sẽ được lây qua nguồn sữa mẹ và bệnh dại sẽ xuất hiện sau một khoảng thời gian từ 1 - 2 tuần.
Hơn nữa, khi bị chó con cắn chảy máu tức là nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng hơn rất nhiều lần, do vi rút dễ dàng lây truyền qua vết thương hở trên da. Đặc biệt, đối tượng thường xem chó con là bạn và hay đùa nghịch cùng động vật này là trẻ em. Do đó, việc trẻ bị chó cắn và có những vết thương trên cơ thể là điều khó tránh khỏi. Vì thế, để ngăn ngừa những bệnh có thể lây từ chó sang người, chúng ta không nên chủ quan và cần tiêm phòng dại đầy đủ cho chó con để phòng ngừa nguy cơ.
Như vậy, với băn khoăn “bị chó con cắn chảy máu có sao không” thì câu trả lời là nguy hiểm không kém so với khi chúng ta bị chó to cắn. Vậy nhưng chó con cắn chảy máu có cần phải chích ngừa dại không thì lại tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Chó đã được tiêm phòng dại trước đó hay chưa, chó có biểu hiện phát bệnh dại hay không và sức khỏe của bản thân bạn có gì bất thường hay không.
Nếu bạn để ý kỹ, chó con khi mắc bệnh dại sẽ có một số đặc điểm dễ nhận biết như:
Khi bị chó con cắn chảy máu, tuy đây là tình huống khá nguy hiểm nhưng bạn không nên hốt hoảng, hoang mang mà nên bình tĩnh xử lý đúng quy trình để đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro. Các bước bạn cần thực hiện như sau:
Khi vết thương chảy máu, bạn cần được cầm máu càng sớm càng tốt. Do đó, trong nhà bạn nên được trang bị những dụng cụ sơ cứu để sử dụng khi cần thiết. Sau khi bị chó con cắn chảy máu, bạn hãy nhanh chóng sơ cứu vết chó cắn tại nhà bằng cách rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy. Tiếp đó, sử dụng băng gạc để băng bó vết thương giúp cầm máu.
Sau khi cầm máu tại nhà, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hướng dẫn điều trị. Tại đây, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về lịch sử dịch tễ của chú chó đã cắn bạn, chó đã được tiêm phòng dịch trước đó hay chưa, bạn có biểu hiện sốt, đau đầu, chóng mặt, vết thương sưng tấy, đau nhức… hay không để bác sĩ có căn cứ xác định phác đồ điều trị. Ngoài ra, bạn cũng mô tả lại với bác sĩ về các bước sơ cứu khi bị chó cắn bạn đã thực hiện để có hướng xử lý chính xác nhất.
Để tránh tình huống bị chó con cắn chảy máu và nhiễm bệnh, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:
Với những thông tin trên đây, bạn đã có câu trả lời cho băn khoăn “bị chó con cắn chảy máu có sao không”. Chó con được xem như thú cưng của nhiều gia đình. Tuy nhiên, để phòng tránh những tình huống xấu có thể xảy ra, bạn nên tuân thủ lịch tiêm chủng cũng như áp dụng các biện pháp ngăn ngừa một cách hiệu quả nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tồng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.