Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chóng mặt là một triệu chứng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, bất cứ lúc nào. Chóng mặt do nhiều nguyên nhân gây ra và làm bạn khó chịu. Trong một số trường hợp, việc uống một số loại thức uống có thể giúp giảm các triệu chứng chóng mặt, giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Vậy hay bị chóng mặt nên uống gì cho mau khỏi.
Việc chọn loại đồ uống để cải thiện tình trạng chóng mặt là quan trọng tuy nhiên không phải ai cũng biết lựa chọn các đồ uống phù hợp. Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn một số loại đồ uống có thể giúp giảm chóng mặt một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu bị chóng mặt nên uống gì bạn nhé!
Chóng mặt là tình trạng gây mất thăng bằng, khiến người bệnh cảm thấy như đang bị xoay vòng, hoặc thế giới xung quanh đang quay cuồng, từ đó dễ dàng gây nguy hiểm té ngã. Tuy nhiên, chóng mặt không phải là một bệnh mà là triệu chứng của nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe của cơ thể.
Cảm giác chóng mặt thường gây ra ảo giác cho người bệnh, như mọi vật xung quanh đều đang xoay vòng, chuyển động. Đây là triệu chứng thường xuyên xảy ra khi thay đổi vị trí đầu bất ngờ. Người bệnh có thể gặp những dấu hiệu sau:
Ngoài ra, cảm giác chóng mặt còn đi kèm với những triệu chứng khác như:
Chóng mặt là hiện tượng phổ biến và có nhiều nguyên nhân. Không chỉ giới hạn ở một nhóm đối tượng nào, trẻ em, thanh niên và người cao tuổi đều có thể bị chóng mặt.
Chanh chứa nhiều vitamin C giúp tăng sự tỉnh táo và sức khỏe, cũng như có tác dụng chữa chóng mặt hiệu quả. Uống nước chanh, ăn vỏ chanh hoặc sử dụng nước cốt chanh để chế biến món ăn đều là các cách tự nhiên giúp giảm cơn chóng mặt và hoa mắt tại nhà.
Đau đầu chóng mặt buồn nôn nên uống gì - Đừng bỏ qua trà gừng nhé. Gừng chứa hoạt chất gingerol có tác dụng kích thích lưu thông máu đến não, giúp giảm cơn chóng mặt. Bạn có thể pha trà gừng hoặc cho gừng tươi vào nước uống để ngăn ngừa tình trạng chóng mặt và buồn nôn mà không cần phải sử dụng thuốc.
Thay vì uống thuốc, bạn có thể sử dụng mật ong để ngăn ngừa cơn chóng mặt vì 20% thành phần của mật ong là các dưỡng chất như photpho, canxi, sắt, magie, vitamin B và C giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa tình trạng chóng mặt.
Uống 1 cốc mật ong pha với nước chanh hoặc giấm táo sẽ giúp chữa hoa mắt chóng mặt hiệu quả.
Nếu chưa biết bị chóng mặt nên uống gì thì đừng bỏ qua loại nước luôn có sẵn trong nhà này nhé. Nước đường không chỉ là một loại gia vị trong nấu ăn mà còn có tác dụng ngăn chặn cơn chóng mặt do kiệt sức và mệt mỏi. Nước đường được cơ thể hấp thụ nhanh chóng, cung cấp nhiệt năng nhanh hơn so với các loại thức uống khác, giúp phục hồi sức lực nhanh chóng đồng thời giảm cơn chóng mặt và hoa mắt.
Trong máu phần lớn là nước. Khi cơ thể thiếu nước, máu sẽ ít được vận chuyển lên não hơn, dẫn đến giảm huyết áp và gây đau đầu, chóng mặt. Việc uống nước lọc giúp phục hồi nhanh chóng lượng nước cần thiết cho cơ thể, giảm nguy cơ chóng mặt, hoa mắt.
Ngoài các loại đồ uống, để cải thiện hiệu quả điều trị chóng mặt cần thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Nên tạo thời gian để nghỉ ngơi và tránh căng thẳng, lo âu. Vận động nhẹ nhàng và giữ tư thế đúng khi làm việc hoặc khi ngủ. Thêm vào đó, tập luyện các bài tập xoay vùng đầu và cổ gáy cũng có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt.
Ngoài việc nắm rõ bị chóng mặt nên uống gì, bạn cũng cần tránh xa một số loại thực phẩm, đồ uống. Người bệnh nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm để tránh tình trạng chóng mặt trở nên nghiêm trọng hơn gồm:
Hy vọng rằng thông tin trong bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng chóng mặt và khi bị chóng mặt nên uống gì để giúp cải thiện tình trạng này một cách nhanh chóng. Nếu chóng mặt không cải thiện thì hãy thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Ánh Tuyết
Nguồn tham khảo: vinmec.com, hellobacsi.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.