Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bí đao rất có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là những người mắc các bệnh về hô hấp, gan, đái đường,... Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc ăn bí đao như thế nào mới đúng. Bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu bí đao ăn sống được không? Công dụng của bí đao với sức khỏe là gì?
Bí đao là loại thực phẩm hằng ngày cực kỳ quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt. Bí đao chứa nhiều nước nhưng lại không có chất béo nên rất tốt cho người mắc các bệnh về hô hấp, gan, đái đường. Tác dụng tuyệt vời là vậy nhưng nhiều người vẫn thắc mắc bí đao ăn sống được không? Cùng đi tìm hiểu nhé.
Mặc dù bí đao có nhiều công dụng rất tốt đối với sức khỏe nhưng khi không biết cách ăn, uống bí đao như thế nào cho đúng thì sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn và cả gia đình. Vậy bí đao ăn sống được không?
Các làng dệt vải ngày xưa thường dùng nước bí đao sống tẩy trắng vải thay cho thuốc tẩy. Bởi vì bí đao sống có tính xà phòng rất cao không thua kém các loại thuốc tẩy. Vì thế khi mà bạn ăn sống bí đao, xay bí đao sống thì tính chất xà phòng này trong bí đao sống sẽ tác động tiêu cực bệnh đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Thay vì mang lại các lợi ích bí đao lại trở thành liều thuốc độc nếu bạn dùng sai cách.
Tuy nhiên tính xà phòng sẽ gần như mất hết hoàn toàn khi chúng được nấu với rượu để làm cao bí đao hoặc được đun chín kỹ. Thế nên chúng ta cần lưu ý ăn bí đao nấu kỹ hoặc uống nước bí đao luộc nhé.
Các bạn thấy đó trong các món rau sống từ xưa đến giờ của người Việt mà ông bà ta ăn, không hề có món bí đao sống. Vì vậy, để có được món ăn ngon và đảm bảo cho sức khỏe, hãy chỉ ăn những món bí đao chín .
Bí đao có khả năng tạo cảm giác no bụng do chứa rất nhiều nước nhưng lại không chứa chất béo chuyển hóa nên được sử dụng phổ biến trong giảm cân. Hơn nữa, trong quả bí đao còn chứa 1 loại hợp chất đó chính là hyterin-caperin giúp ngăn ngừa sự tích tụ mỡ trong cơ thể.
Bí đao chứa nhiều chất xơ rất có lợi cho đường tiêu hóa và ruột. Hàm lượng chất béo xấp xỉ bằng không và có khả năng làm giảm tích tụ mỡ trong cơ thể nên quả bí đao là lý tưởng để giảm bệnh béo phì.
Theo Y học cổ truyền, bí đao tính mát, khả năng sinh nhiệt thấp nên có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm tan đờm, mát ruột, giải khát, làm hết phù, lợi tiểu, giảm béo.
Trong những ngày nắng nóng oi bức, uống trà bí đao thường xuyên giúp làm mát, thanh nhiệt cơ thể cực tốt.
Cao bí đao từ lâu đã được nhắc đến là phương thuốc làm đẹp thần kỳ của các mỹ nhân khi xưa. Cao bí đao có rất nhiều công dụng như giữ ẩm cho làn da, kiềm dầu, làm bong mụn cám, mụn đầu đen. Cao bí đao có thể giúp da trở nên căng mịn, sáng hồng.
Ngoài ra, đối với các chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì hoặc những người có da mặt bị sần sùi, xỉn màu, lỗ chân lông to có thể dùng cao bí đao khắc phục những tình trạng trên.
Ngoài các công dụng như thanh nhiệt, giải độc, làm tan đờm, mát ruột, lợi tiểu, làm hết phù, giảm béo được kể trên thì bí đao còn thường được dùng để hỗ trợ chữa các chứng bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt, phù do bệnh gan, thận, bệnh đái đường, phù khi mang thai…
Các nghiên cứu chỉ ra rằng hàm lượng chất natri có trong quả bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu cho những người mắc các bệnh như: Xơ vỡ động mạch, bệnh động mạch vành tim, tiểu đường, viêm thận, bệnh cao huyết áp, phù thũng, béo phì.
Đặc biệt một công dụng ít ai biết tới của quả bí đao là giải độc từ các loại cá, tôm, rượu, làm giảm mỡ tích tụ trong cơ thể.
Bí đao tuy lành tính, mát nhưng không phải ai ăn vào cũng tốt. Có một số trường hợp nên tránh ăn loại quả này.
Hy vọng rằng bài viết đã trả lời được câu hỏi bí đao ăn sống được không của mọi người. Bí đao tuy có nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn đúng cách và khoa học nhé!
Phạm Diểm
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...