Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xương chày, hay còn gọi là xương cẳng chân, là bộ phận quan trọng ở xương chân nói riêng và cả cơ thể người nói chung, đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc giữ thăng bằng và đảm bảo đi lại. Vậy gãy xương chày có nguy hiểm không? Khả năng phục hồi, điều trị như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Gãy xương chày là hiện tượng phổ biến, vì vậy mà những thắc mắc xoay quanh vấn đề này được nhiều người quan tâm, trong đó có gãy xương chày có nguy hiểm không. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc này thì đừng bỏ qua những thông tin sau đây nhé.
Chức năng chính của xương chày rất quan trọng trong việc đi lại bình thường, điều này cũng đồng nghĩa với việc xương chày là bộ phận chịu lực chủ đạo, khi bạn đi lại hoặc khuân vác đồ, trọng lượng này đều tác động đến xương chày. Vậy vì sao xương chày lại bị gãy:
Té ngã là nguyên nhân phổ biến gây gãy xương chày
Như vậy, gãy xương chày có nguy hiểm không? Vì sao bị gãy xương chày? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy xương chày và đây cũng là bệnh lý, vấn đề xương thường gặp. Mọi đối tượng đều có khả năng bị gãy xương chày, chính vì thế, cần chủ động điều chỉnh lối sống, cẩn trọng hơn. Vậy gãy xương chày có nguy hiểm không? Hãy theo dõi tiếp sau đây nhé.
Thắc mắc được rất nhiều người đặt ra khi nhận kết quả kiểm tra cho thấy xương chày bị gãy là gãy xương chày có nguy hiểm không. Xương chày có nhiệm vụ, chức năng quan trọng đối với việc chống đỡ trọng lượng cơ thể, là trụ để cơ thể giữ thăng bằng tốt hơn khi đi lại, di chuyển. Chính vì đóng vai trò quan trọng như vậy mà việc gãy 1 hoặc cả 2 xương chày ở 2 chân không khỏi khiến bệnh nhân lo lắng, không biết gãy xương chày có nguy hiểm không.
Triệu chứng ban đầu khi bị gãy xương chày có thể là xuất hiện các dấu bầm tím trên cơ thể một cách bất thường, xung quanh vết thương, chân đau nhức, khó hoặc không thể đi lại như bình thường được. Nếu rơi vào trường hợp gãy xương chày hở sẽ dễ nhận biết hơn nhưng cũng nghiêm trọng hơn so với gãy xương chày kín. Bởi khi này, mảnh xương gãy có thể đã làm tổn thương mô mềm, dẫn đến cảm giác vô cùng đau đớn, chảy máu cho bệnh nhân.
Gãy xương chày có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào mức độ gãy
Vậy nhìn chung gãy xương chày có nguy hiểm không? Hiện nay, nền y học đã vô cùng phát triển, vì thế mà điều trị gãy xương chày cũng không còn là vấn đề quá lớn với các bác sĩ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, gãy xương chày ngoài ảnh hưởng đến việc đi lại tạm thời thì về lâu dài, nếu được điều trị đúng phương pháp, có chế độ chăm sóc cẩn thận thì không gây nguy hiểm hay biến chứng đối với cơ thể.
Nếu khi bị gãy xương chày mà người bệnh không điều trị kịp thời, để duy trì quá lâu tình trạng gãy xương chày có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoạt tử và ngày một nguy hiểm hơn đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Vì vậy, khi nghi ngờ bản thân có dấu hiệu bị gãy xương chày, người bệnh cần đến bệnh viện gần nhất thăm khám, điều trị sớm dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Như đã nêu ở trên, gãy xương chày có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, thời gian điều trị. Vậy chữa gãy xương chày bằng cách nào mau lành, đề phòng được di chứng?
Về phương pháp điều trị y khoa, hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến nhất là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Đối với điều trị nội khoa, bệnh nhân thường bị gãy xương chày nhẹ, chỉ cần uống thuốc giảm đau và bó bột cố định xương, giúp xương khi lành sẽ tự liền nhau. Sau đó, có thể kết hợp với tập vật lý trị liệu để đạt hiệu quả phục hồi tốt hơn.
Còn điều trị ngoại khoa, đây là cách thường dùng cho trường hợp gãy xương chày nặng, có nhiều mảnh vỡ, cả xương và mô mềm đều chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nắn xương, cố định xương bằng thiết bị, dụng cụ kim loại, đảm bảo xương khó di lệch hơn trong quá trình phục hồi.
Sau khoảng 1 tuần từ khi bó bột, phẫu thuật, bệnh nhân không nên xuống giường đi lại quá sớm, thay vào đó cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng nhiều hơn, tốt nhất là nên nằm bất động để tránh ảnh hưởng đến xương. Sau khoảng thời gian này, nên tập vận động nhẹ nhàng nhưng không tác động quá nhiều lực vào xương chân, bạn nhé.
Canxi là thành phần khoáng không thể thiếu trong quá trình hình thành cũng như tái tạo cấu trúc xương chắc khỏe. Đặc biệt đối với người bị gãy xương chày lại càng cần nhiều hơn hàm lượng canxi thông thường để hỗ trợ quá trình liền xương diễn ra nhanh chóng hơn.
Người bệnh cần đảm bảo bữa ăn nhiều rau xanh, ăn thêm hải sản tươi sống, cá hồi, trái cây tươi, sữa, sữa chua, phô mai, trứng, thịt nạc, ngũ cốc, các loại đậu,...
Cá hồi giàu dinh dưỡng, nên thêm vào thực đơn cho người gãy xương
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc gãy xương chày có nguy hiểm không. Thực tế, gãy xương chày không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu được điều trị kịp thời, kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện sau đó nên bạn không cần quá lo lắng mà hãy làm theo những dặn dò của bác sĩ nhé.
Xem thêm:
Gãy xương chày bao lâu thì đi lại được?
Gãy xương chày có đá bóng được không?
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.