Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bị gout uống bia được không? Cồn có làm tăng nguy cơ mắc gout?

Ngày 13/05/2024
Kích thước chữ

Chế độ ăn uống của người mắc bệnh gout cần phải được đặc biệt quan tâm để có thể tránh bệnh tái phát hoặc làm trầm trọng hơn triệu chứng. Trong số những thắc mắc liên quan đến chế độ dinh dưỡng, câu hỏi bị gout uống bia được không được rất nhiều người đặt ra. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Theo bác sĩ chuyên khoa, giữa rượu bia và bệnh gout có mối liên quan nhau rất chặt chẽ. Cụ thể, rượu bia có khả năng làm tăng sản xuất axit uric của cơ thể, đồng thời làm suy giảm chức năng thận, cả hai yếu tố này đều có thể dẫn đến các cơn gout. Đối với những người mắc bệnh gout hoặc có nguy cơ phát triển bệnh này, việc hạn chế uống rượu bia là một bước quan trọng để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả.

Cồn có làm tăng nguy cơ mắc gout?

Bệnh gout là một dạng viêm khớp có đặc điểm là đau dữ dội, tấy đỏ và đau ở khớp, gây ảnh hưởng đáng kể đến việc vận động, đi lại. Bệnh bị ảnh hưởng không nhỏ bởi việc lựa chọn chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ rượu bia. Do đó, việc hiểu được mối quan hệ giữa rượu bia và bệnh gout là rất quan trọng để kiểm soát và có biện pháp chủ động ngăn ngừa tình trạng này.

Bị gout uống bia được không? 1
Đồ uống có cồn gây nguy cơ mắc gout cao

Rượu bia, đặc biệt là các loại bia và rượu mạnh, chứa hàm lượng purin cao - một chất tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm. Khi cơ thể bạn phân hủy purin, nó sẽ tạo ra axit uric như một chất thải. Thông thường, axit uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Tuy nhiên, tiêu thụ các chất có hàm lượng purin cao như rượu có thể dẫn đến tình trạng quá tải axit uric.

Hàm lượng purin trong đồ uống có cồn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng purin trong 100ml bia là khoảng 10mg. Uống một lượng đáng kể, chẳng hạn như 1 lít bia, sẽ đưa khoảng 100mg purin vào cơ thể. Đây là mức cao đáng chú ý vì lượng tiêu thụ hàng ngày trên 50mg được coi là quá mức và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout.

Nguy cơ và mức độ nghiêm trọng gia tăng

Uống rượu thường xuyên không chỉ có thể gây ra các cơn gout mà còn làm tăng tần suất và cường độ của chúng. Theo báo cáo của Everyday Health, thói quen uống rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên 1,5 lần so với những người không uống rượu. Rượu còn cản trở hiệu quả đào thải axit uric của thận, chất này tích tụ và kết tinh ở các khớp, gây ra các cơn đau và viêm đặc trưng của bệnh gout.

Do vậy, bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo những người mắc bệnh gout hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh, nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn rượu bia. Giảm tiêu thụ rượu bia có thể làm giảm đáng kể khả năng gây ra các cơn gout. Nếu việc tránh uống rượu hoàn toàn là không khả thi, bạn nên giảm thiểu lượng tiêu thụ và lựa chọn đồ uống có hàm lượng purin thấp hơn.

Bị gout uống bia được không? 2
Người bị gout thường dễ tăng lượng axit uric trong thận

Bị gout uống bia được không?

Bị gout uống bia được không là vấn đề nhiều người quan tâm. Đối với những người mắc bệnh gout, hiểu được tác động của việc lựa chọn chế độ ăn uống, đặc biệt là uống rượu bia, là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng này.

Bia rượu là thức uống phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, trong chế độ ăn uống của những người mắc bệnh gout, loại thức uống này cần được đặc biệt xem xét do hàm lượng purin cao.

Vậy bị gout uống bia được không thì câu trả lời là tốt nhất nên tránh hoàn toàn. Bởi nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia chứa hàm lượng purin đáng kể, được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể. Nồng độ axit uric tăng cao có thể dẫn đến sự hình thành các tinh thể trong khớp, gây ra cơn đau dữ dội và tình trạng viêm đặc trưng của các cơn gout.

Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu năm 2014, tiêu thụ 1 - 2 đồ uống có cồn, nhất là rượu bia mỗi ngày có thể làm tăng đáng kể nguy cơ bùng phát bệnh gout so với việc không uống do nồng độ purin cao.

Nghiên cứu tương tự cũng chỉ ra rằng, sự khởi phát của các cơn bệnh gout có thể đến rất nhanh chóng sau khi uống rượu, thường sẽ xuất hiện trong vòng 24 giờ sau khi uống rượu bia.

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa việc tiêu thụ rượu bia và tăng nguy cơ bùng phát bệnh gout. Bác sĩ khuyến cáo cũng những người thường xuyên uống rượu bia nên tránh hoàn toàn hoặc hạn chế bia để ngăn ngừa cũng như giảm các cơn bùng phát bệnh. Bạn có thể lựa chọn các thức uống thay thế ít purin hơn hoặc các lựa chọn không chứa cồn để giúp kiểm soát các triệu chứng. Ngoài ra, nên áp dụng chế độ ăn uống thân thiện với bệnh gout ít purin, giữ nước và duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng góp phần cải thiện và quản lý các triệu chứng bệnh một cách hiệu quả.

Bị gout uống bia được không? 3
Bị Gout uống bia được không là mối quan tâm của nhiều người

Người bị gout uống bia sao cho an toàn?

Đến đây, bạn hẳn đã có thể trả lời cho thắc mắc bị gout uống bia được không rồi. Vậy nếu việc bỏ hẳn hoàn toàn rượu bia là không khả thi, người bị gout uống bia sao cho an toàn?

Theo Viện Quốc gia về Nghiện rượu và Lạm dụng đồ uống có cồn (NIAAA) khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên uống rượu bia có chừng mực. Cụ thể, mỗi nam giới nên giới hạn dùng tối đa 2 đơn vị cồn mỗi ngày, trong khi đó với nữ giới nên tối đa chỉ 1 đơn vị/ngày. Trong trường hợp bạn đang bị cơn gout bùng phát thì phải tuyệt đối tránh dùng rượu bia cho đến lúc triệu chứng bệnh đã được kiểm soát tốt hoàn toàn bằng thuốc.

Tóm lại, bị gout uống bia được không thì câu trả lời là không nên uống rượu bia, những thức uống có cồn. Việc kiêng những loại đồ uống này sẽ làm giảm nguy cơ bị gout, đồng thời ngăn ngừa các đợt bùng phát gout.

Một số đồ uống người bị gout cần kiêng khác

Ngoài bia rượu, người bị gout hoặc những người có nguy cơ bị gout cần chú ý hạn chế/ kiêng một số loại nước sau đây:

Nước ngọt, nước giải khát có gas

Nước ngọt và những loại đồ uống có gas đều không được khuyến khích tiêu thụ đối với người bệnh gout. Chúng thường có chứa hàm lượng đường cao nên có khả năng góp phần làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, tăng acid uric máu, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh gout lên gấp 2 lần. Vì thế, những bệnh nhân gout tốt nhất là hạn chế những thức ăn, nước uống chứa đường fructose, điển hình là nước ngọt, những thức uống có gas khác,...

Bị gout uống bia được không? 4
Lượng đường trong nước ngọt và nước có gas cũng gây nguy hiểm cho người bị gout

Nước tăng lực

Trong danh sách các loại thức uống không dành cho người bệnh gout, bạn đừng quên nên kiêng nước tăng lực nhé. Loại nước giải khát này có chứa một lượng lớn đường fructose để tạo vị ngọt, dễ khiến acid uric trong máu tăng cao. Nếu tiêu thụ nhiều nước tăng lực sẽ góp phần làm cho tình trạng bệnh càng nặng lên bởi ảnh hưởng từ lượng đường fructose dư thừa này.

Đối với những người mắc bệnh gout, chế độ ăn uống vô cùng quan trọng. Nếu bạn có thắc mắc bị gout uống bia được không thì sau khi đọc qua bài viết này hãy cho rượu bia ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn, càng nghiêm ngặt sẽ càng tốt cho việc quản lý tình trạng bệnh. Uống rượu bia sẽ góp phần làm tăng đáng kể khả năng bùng phát cơn đau do hàm lượng purin cao mà bạn không ngờ đến.

Xem thêm: Người bệnh gout nên uống nước gì để cải thiện sức khỏe?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin