Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh gút là một tình trạng viêm khớp, gây sưng khớp và đau khớp. Ớt là một loại quả, gia vị phổ biến và được nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc “Bệnh gút có ăn được ớt không?” vì họ thường lo ngại rằng ớt có thể làm tăng acid uric của cơ thể và khiến cho bệnh nặng hơn.
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh gút ngày càng gia tăng, nguyên nhân gây ra bệnh gút là do sự tăng cao của nồng độ muối urat trong huyết thanh. Khi bị gút cần tránh những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể, làm bệnh nặng hơn. Ớt là một loại gia vị có tính cay nồng tự nhiên, được nhiều người ưa thích và sử dụng trong các món ăn hàng ngày. Do đó, nhiều người đưa ra nghi vấn bệnh gút có ăn được ớt không? Để biết thêm về vấn đề này, bạn đọc có thể theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để giải đáp thắc mắc.
Ớt là một loại quả chứa một lượng rất nhỏ purin - chất có tác dụng gây tăng nồng độ acid uric trong máu và gây ra cơn gút. Trung bình 100g ớt, dù là ớt chuông, ớt sừng trâu hay ở cayenne hoặc các loại ớt khác thì lượng putin cũng rất thấp, không quá 65mg. Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng purin được bác sĩ khuyến cáo cho người bị bệnh gút có thể tiêu thụ hàng ngày là không quá 400mg. Do đó câu trả lời cho thắc mắc của bạn đọc “Bị bệnh gút có ăn được ớt không?” là “được”.
Ớt không chỉ không có tác hại nào đối với người bị gút mà nó còn có tác dụng hỗ trợ cho người bị gút như:
Bạn đã biết bệnh gút có ăn được ớt không? Vậy người bệnh gút cần lưu ý những gì khi sử dụng ớt? Ở Việt Nam, ớt đóng vai trò là một loại gia vị được sử dụng khi chế biến món ăn giúp cải thiện mùi vị và màu sắc của thực phẩm. Đối với những người có sở thích ăn cay thì việc sử dụng trực tiếp ớt trong món ăn là một cách giúp kích thích vị giác, ăn ngon miệng hơn. Bệnh gút có thể sử dụng ớt như bình thường, tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng quá nhiều, việc tiêu thụ quá mức (trên 13g/ngày) có thể dẫn đến những nguy cơ tiềm ẩn, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Khi ăn cay, cảm giác cay nóng khiến nhiều người sử dụng thêm chất đường bột để giảm bớt vị cay do ớt gây ra. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì và thừa cân. Tình trạng béo phì lại là nguyên nhân gây ra sự tăng uric máu, do đó sử dụng ớt không đúng cách có thể gián tiếp gây ra tình trạng gút.
Ớt là gia vị được sử dụng nhiều trong các món ăn chứa nhiều dầu mỡ như chiên, xào, lẩu, nướng. Do vậy, thói quen sử dụng đồ cay nóng có thể kích thích cơ thể tiêu thụ nhiều chất béo và làm lượng lipid trong máu tăng cao. Sự gia tăng của nồng độ chất béo, triglyceride là nguyên nhân tạo ra các acid béo tự do, từ đó thúc đẩy quá trình phân hủy adenosine triphosphate diễn ra nhanh chóng và đồng thời kích thích sản xuất acid uric và gây ra sự bùng phát của bệnh gút.
Việc sử dụng ớt thường xuyên, hàng ngày và tiêu thụ nhiều hơn 13g ớt trong một ngày có thể gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Điều này gây ra những cảm giác khó chịu, nóng rát trong cơ thể, mà đồng thời nó cũng là nguyên nhân khởi phát dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, đầy hơi, trào ngược dạ dày thực quản và tiêu chảy.
Câu trả lời cho câu hỏi “Bệnh gút có ăn được ớt không?” là “có”. Tuy nhiên, người bệnh không nên ăn quá nhiều, lượng ớt được khuyến khích sử dụng là không quá 2 quả ớt/ngày, để tránh những biến chứng do ớt gây ra. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân có tiền sử bị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản, rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn cay, cần loại bỏ những thực phẩm cay nóng trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng bệnh nặng hơn và nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh việc quan tâm bệnh gút có ăn được ớt không thì người bệnh cũng nên tìm hiểu về cách điều trị và kiểm soát tình trạng gút của bản thân. Dưới đây là một vài lưu ý dành cho người bị bệnh gút:
Chế độ ăn tác động không nhỏ đến bệnh gút, do đó xây dựng một chế độ ăn an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp đẩy nhanh quá trình điều trị và ngăn ngừa bệnh gút:
Thay đổi và điều chỉnh lối sống lành mạnh giúp duy trì và nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh gút:
Trên đây là những thông tin về chủ đề “Bệnh gút có ăn được ớt không?” mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Ớt không ảnh hưởng trực tiếp đến người bị gút, tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tình trạng gút.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.