Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Gút (gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và hạn chế triệu chứng của bệnh bởi nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ axit uric trong máu. Đặc biệt, rất nhiều người quan tâm thắc mắc bệnh gút có ăn được mướp không? Cùng tìm hiểu bài viết sau để biết loại rau quả ít calo, giàu dinh dưỡng này có an toàn cho người bị gút hay không nhé!
Mướp là một rau quả giàu chất xơ, ít calo và cung cấp nhiều vitamin cùng khoáng chất rất tốt cho sức khỏe tổng thể và hệ tim mạch. Ngoài ra, chất xơ và lượng nước dồi dào trong mướp hỗ trợ thải độc, giảm viêm và cải thiện chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết bệnh gút có ăn được mướp không?
Để biết người bị bệnh gút có ăn được mướp không, cần hiểu rõ giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Mướp là thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, carbohydrate, chất chống oxy hóa nhóm phenolics, cùng 9 khoáng chất và 10 loại vitamin cần thiết cho sức khỏe. Trung bình, mỗi 100g mướp cung cấp:
Mướp còn cung cấp nhiều vitamin (như: Vitamin A, C, E, K1, B1, B2, B3, B4, B6, B9…) và khoáng chất (như: Canxi, sắt, đồng, natri, kali, magie, phốt pho, kẽm, selen…) cần thiết và có lợi cho sức khỏe.
Bị bệnh gút có ăn được mướp không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bệnh gút có thể ăn mướp bởi đây là loại thực phẩm chứa rất ít purin. Do đó không làm tăng nồng độ axit uric trong máu – yếu tố khiến bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn. Trung bình, 100g mướp chỉ chứa khoảng 50mg purin, nằm trong mức thấp. Với giới hạn an toàn cho người bệnh gút là dưới 400mg purin mỗi ngày, người bệnh có thể ăn từ 300-400g mướp mà không lo tăng axit uric.
Các món ăn từ mướp như: Mướp luộc, mướp xào mộc nhĩ, canh mướp với thịt bằm hay mướp nhồi tôm hấp là những lựa chọn phù hợp cho người bệnh gút. Tuy nhiên, cần chú ý đến loại và lượng protein đi kèm trong từng món ăn để đảm bảo không làm tăng axit uric. Để an toàn hơn, người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về cách kết hợp mướp trong chế độ ăn, nhằm tránh nguy cơ làm bệnh bùng phát.
Bên cạnh việc mắc bị bệnh gút có ăn được mướp không, thì vấn đề bị bệnh gút ăn mướp có tốt không cũng rất được quan tâm. Người bệnh gút có thể ăn mướp với lượng phù hợp và điều này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Mướp bổ sung vitamin C cho cơ thể và nghiên cứu cho thấy bổ sung 500-999mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 17% nguy cơ bùng phát bệnh gút so với lượng dưới 250mg. Vitamin C giúp tăng cường khả năng thải axit uric của thận, làm giảm nồng độ axit uric trong máu.
Mướp chứa các chất chống oxy hóa nhóm phenolics, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể, bao gồm mô sụn khớp – một yếu tố quan trọng đối với người bị gút.
Với 3,3g chất xơ trong mỗi 100g mướp, loại rau này hỗ trợ hệ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, đặc biệt hữu ích cho người đang dùng thuốc điều trị gút.
100g mướp khi đã được nấu chín cung cấp khoảng 65 calo, nên ăn mướp với lượng phù hợp sẽ không gây tăng cân và an toàn với người bệnh gút.
Với chỉ 1,5g đường trên 100g mướp nấu chín, mướp không làm tăng đột ngột đường huyết sau ăn, giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường, vốn cao hơn ở người bệnh gút.
Có thể thấy, việc thêm mướp vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ mô sụn khớp và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gút.
Để việc sử dụng mướp phát huy tối đa lợi ích cho sức khỏe, người bệnh gút cần tuân theo những nguyên tắc sau:
Ưu tiên chọn mướp tươi, không quá già có màu xanh bắt mắt. Tránh mua mướp đã qua chế biến hoặc thêm gia vị và chất bảo quản.
Nghiên cứu cho thấy chiên và luộc là hai cách chế biến giúp bảo toàn hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phenolics trong mướp. Tuy nhiên, người bệnh gút nên chọn mướp luộc thay vì chiên xào để tránh hấp thụ chất béo thừa, có thể gây viêm và tăng nguy cơ béo phì. Tránh hâm nóng hoặc nấu mướp trong lò vi sóng vì sẽ làm mất nhiều hoạt tính chống oxy hóa. Khi luộc, dùng lượng nước vừa phải, đun nhỏ lửa sau khi nước sôi, cho mướp vào và để thêm 7 phút rồi vớt ra.
Mướp chứa nhiều polysaccharides có khả năng ngậm nước khi nấu chín, tạo độ nhớt mềm, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cảm giác no. Nên nấu mướp thành các món canh, xào, hoặc súp để tận dụng độ nhớt này. Khi nấu canh, dùng lượng nước vừa phải để tránh làm giảm dưỡng chất trong mướp.
Mặc dù mướp có hàm lượng calo và purin thấp, người bệnh gút nên giới hạn ở mức 300g mỗi ngày để đảm bảo khẩu phần ăn cân đối và đa dạng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh việc tìm hiểu bị bệnh gút nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh gút cần tuân thủ các nguyên tắc sau trong chế độ ăn theo chỉ dẫn bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế bệnh tái phát:
Những thông tin trên đây chắc hẳn đã giúp bạn biết được bị bệnh gút có ăn được mướp không. Với hàm lượng purin thấp cùng nhiều dưỡng chất có lợi, mướp là lựa chọn tốt trong chế độ ăn của người bệnh gút, giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm đồng thời kiểm soát nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, để đảm bảo dinh dưỡng và tối ưu hiệu quả điều trị, cần duy trì chế độ ăn cân bằng và kết hợp mướp với các loại rau củ khác.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.