Tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric trong máu?
Ngày 05/10/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều người sau một thời gian sử dụng thuốc lợi tiểu xét nghiệm thấy nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric máu qua bài viết dưới đây nhé!
Tình trạng tăng acid uric thường gặp ở người có thói quen sống không lành mạnh hay chế độ dinh dưỡng không khoa học. Một số người dùng thuốc lợi tiểu thời gian dài cũng gặp hiện tượng này. Vậy tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric trong máu? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Tăng acid uric máu là gì?
Tăng acid uric là tình trạng chỉ số acid uric cao bất thường trong máu. Hiện tượng này xuất hiện khi cơ thể không thể đào thải acid uric hay phải tiêu thụ một lượng purin quá mức. Ngoài ra, các yếu tố về di truyền, môi trường hay mắc các bệnh lý mãn tính cũng tiềm ẩn nguy cơ tăng acid uric máu.
Các yếu tố nguy cơ gây tăng acid uric máu thường gặp có thể kể đến:
Người sử dụng các thuốc lợi tiểu quai hay thiazide trong một thời gian dài.
Tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric trong máu?
Nhiều người thắc mắc tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric máu dù bản thân đã tự xây dựng một chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh. Thực tế thì bất kì nhà sản xuất thuốc lợi tiểu nào cũng đề cập đến tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc lợi tiểu là tăng acid uric máu. Do đó, loại thuốc này được xem là chống chỉ định với các đối tượng mắc tăng huyết áp hay bệnh gout.
Cơ chế chính xác của việc tăng acid uric máu do thuốc lợi tiểu chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy khi sử dụng các loại thuốc này, cơ thể sẽ tăng tái hấp thu urat làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Có giả thiết đặt ra rằng dùng thuốc lợi tiểu sẽ tạo ra đủ muối và nước dẫn đến co thể tích. Điều này làm gia tăng sự hấp thu chất tan, trong đó có cả acid uric ở ống lượn gần theo cơ chế bù thể tích của thận.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai sử dụng thuốc lợi tiểu cũng gặp tình trạng tăng acid uric trong máu. Dù chưa có bằng chứng về sự khác nhau của tác dụng thuốc lợi tiểu lên sự tái hấp thu urat ở thận nhưng tỷ lệ bệnh nhân sử dụng các thuốc lợi tiểu quai mắc bệnh gout lại cao hơn so với đối tượng dùng thiazide.
Một số ý kiến của chuyên gia cho rằng bệnh nhân gặp tình trạng tăng acid uric máu thường có mối quan hệ mật thiết đến vấn đề bệnh lý họ gặp phải hơn là việc dùng thuốc lợi tiểu. Bởi thuốc lợi tiểu thường được kê đơn cho các bệnh nhân mắc suy tim, tăng huyết áp vốn đã tiềm ẩn nguy cơ kém đào thải urat.
Hậu quả của việc tăng acid uric trong máu
Bên cạnh những tranh cãi tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric máu, nhiều người bệnh cũng lo ngại liệu tình trạng này có gây ra những ảnh hưởng gì lên sức khỏe tổng thể không. Tăng acid uric máu có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:
Gout: Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của tăng acid uric máu. Người bệnh được chẩn đoán mắc gout khi có sự xuất hiện của tinh thể urat lắng đọng trong khớp, gây ra viêm sưng và đau nhức dữ dội. Do đó, gout thường gây ảnh hưởng nặng nề lên chất lượng cuộc sống do cản trở khả năng di chuyển ở bệnh nhân.
Tổn thương thận: Các hạt tophi - tinh thể urat lắng đọng tại thận có thể gây sỏi thận hay suy thận.
Ảnh hưởng tim mạch: Nồng độ acid uric máu cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch và tăng huyết áp.
Nguy cơ mắc các bệnh khác: Các bệnh về rối loạn chuyển hóa cũng thường gặp ở bệnh nhân có nồng độ acid uric máu tăng cao như đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, biến chứng tim mạch,…
Cách điều trị tăng acid uric máu
Theo nhận định của các chuyên gia, hiệu quả điều trị tăng acid uric máu chủ yếu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Việc điều chỉnh chế độ ăn uống tập trung vào giảm hàm lượng purine động vật có trong bữa ăn. Những lưu ý về dinh dưỡng cho người có nồng độ acid uric máu tăng cao bao gồm:
Hạn chế tối đa các loại nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ: Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… và thịt đỏ như bò, dê, cừu,… có thể chứa hàm lượng purin cao ngất ngưỡng nên cần được kiêng cữ khi mắc chứng acid uric máu tăng cao. Ở những người bị gout biến chứng nặng, việc tiêu thụ các loại thức ăn này có thể gây ra tình trạng gout tái diễn nhiều lần hoặc thậm chí sỏi thận, ảnh hưởng tim mạch nghiêm trọng.
Kiêng các loại rau có hàm lượng purin cao: Một số loại rau xanh có thể chứa nhiều purin như măng tây, rau chân vịt,… cần được loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của những người đang gặp tình trạng tăng cao acid uric máu.
Tăng cường trái cây và một số rau củ quả xanh: Các loại trái cây giàu chất xơ và ít purin như chuối, táo, cherry, bơ,… thường được khuyên dùng ở bệnh nhân tăng cao acid uric máu. Cà chua, bông cải xanh và dưa chuột là những thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể nhờ cơ chế làm tăng độ kiềm của máu.
Uống nhiều nước: Người bệnh bị acid uric cao nên uống nhiều nước (từ 8 - 16 ly/ ngày), chiếm ít 50% tổng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Đối với các tình trạng tăng acid uric máu cao nặng hơn gây ra bệnh gout hay sự xuất hiện của các hạt tophi tại khớp, người bệnh cần phải dùng thuốc điều trị song song với ăn uống khoa học. Các loại thuốc được sử dụng thường với mục đích kháng viêm nhằm giảm các cơn sưng đau khớp ở người bệnh như NSAIDs, colchicine, corticoid,…
Tóm lại, thuốc lợi tiểu sử dụng về lâu dài có khả năng làm giảm đào thải các chất trong cơ thể gây tăng cao nồng độ acid uric máu. Đây là một tình trạng sức khỏe đáng báo động. Bởi diễn tiến nặng hơn của bệnh này có thể dẫn đến gout gây tổn thương các khớp và mô hay thậm chí gây sỏi thận, suy thận ở người bệnh. Do đó, khi được chẩn đoán có các dấu hiệu bệnh này, người bệnh cần tích cực điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học nhất, đặc biệt là giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu purin kể trên.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc tại sao thuốc lợi tiểu làm tăng acid uric máu. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để trang bị thêm kiến thức bổ ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.