Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Bị mèo cắn không nên ăn gì?

Ngày 24/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Mèo là vật nuôi hiền lành nhưng khá hiếu động. Khi chăm sóc và chơi đùa cùng chúng sẽ khó tránh khỏi bị mèo cắn. Bạn đã biết bị mèo cắn không nên ăn gì để vết thương không sưng tấy chưa?

Với những người nuôi mèo, bị mèo cào cắn là tình huống khá thường gặp. Trong trường hợp một số người có cơ địa da khó lành, vết cắt có thể sẽ sưng tấy hoặc mưng mủ. Biết được thông tin bị mèo cắn không nên ăn gì có thể giúp vết thương nhanh lành hơn. Nếu quan tâm đến chủ đề này, cùng Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bị mèo cắn có sao không?

Trước khi tìm hiểu bị mèo cắn không nên ăn gì, có lẽ điều chúng ta nên quan tâm là bị mèo cắn có sao không. Sẽ có 2 trường hợp, con mèo không mang mầm bệnh và con mèo mang mầm bệnh.

Mèo không mang virus, vi khuẩn gây bệnh

Trong trường hợp con mèo cắn bạn hoàn toàn khỏe mạnh, trong dịch tiết nước bọt không chứa bất kỳ loại virus, vi khuẩn gây bệnh nào, đây thực sự là một điều may mắn. Khi đó, tùy thuộc vào vết thương nông hay sâu, da lành hay da dữ mà vết thương mèo cắn có thể bị đỏ, đau, sưng tấy với mức độ khác nhau.

bị mèo cắn không nên ăn gì 1 Mèo cắn có thể làm lây truyền mầm bệnh sang người hoặc không

Mèo mang virus, vi khuẩn gây bệnh

Ngược lại, nếu mèo mang mầm bệnh, thì dưới đây là những loại vi khuẩn, virus con người có thể nhiễm qua dịch tiết nước bọt của mèo:

  • Vi khuẩn tụ cầu vàng Staphylococcus aureus có thể khiến vết cắn mưng mủ, nhiễm trùng máu và nguy cơ tử vong.
  • Vi khuẩn Campylobacter gây tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột.
  • Vi khuẩn Pasteurella gây tụ huyết trùng ở người.
  • Vi khuẩn Bartonella henselae gây mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt, sưng hạch bạch huyết.
  • Ký sinh trùng Cryptosporidiosis gây đau bụng đi ngoài.
  • Virus dại ở nước bọt của mèo có thể xâm nhập qua vết cắn vào cơ thể con người và gây bệnh dại.

Trong số những bệnh có nguy cơ lây từ vết cắn của mèo kể trên, bệnh dại ở người - một bệnh nhiễm trùng cấp tính ở hệ thần kinh trung ương hiện chưa có thuốc đặc trị và nguy cơ tử vong trên 90%.

Bị mèo cắn không nên ăn gì?

Nếu may mắn, con mèo không mang mầm bệnh, bạn chỉ cần tìm hiểu bị mèo cắn không nên ăn gì để vết thương nhanh lành mà thôi. Một số thực phẩm dưới đây sẽ khiến vết cắn sưng đau, mưng mủ và lâu khỏi mà bạn nên tránh như:

  • Các loại đồ nếp như xôi, bánh chưng, bánh dày, bánh nếp... Nếu mèo cắn tạo thành vết thương hở, đồ nếp sẽ khiến vết cắn sưng tấy và mưng mủ nhiều hơn.
  • Rau muống có thể khiến vết cắn sau này tạo thành sẹo thâm, mất thẩm mỹ và mất nhiều thời gian mới có thể phục hồi về trạng thái làn da ban đầu.
bị mèo cắn không nên ăn gì 2 Thực phẩm nên kiêng khi có vết thương hở
  • Trứng cũng là thực phẩm người có vết thương hở nên tránh. Ăn trứng có thể khiến vết sẹo chỗ bị cắn sáng màu hơn sau khi lành thương. Điều này khiến một vùng da bị loang lổ rất mất thẩm mỹ.
  • Thịt bò cũng là một thực phẩm cần kiêng khi vết thương chưa lành. Thực phẩm này có thể khiến vết sẹo bị thâm, tối màu, rất mất thẩm mỹ.
  • Đặc biệt, trong thời gian chờ vết thương phục hồi, bạn buộc phải theo dõi sức khỏe trong ít nhất 7 - 10 ngày. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên dùng các chất kích thích, đồ uống có cồn để theo dõi các triệu chứng lạ một cách chính xác.

Bị mèo cắn cần làm gì?

Ngoài tìm hiểu bị mèo cắn không nên ăn gì, bạn cũng nên biết những việc cần làm sau khi bị mèo cắn. Đó là sơ cứu sau khi bị chó mèo cắn:

  • Nhốt ngay con mèo vào lồng và theo dõi trong 7 ngày - 1 tháng. Nếu thấy bất cứ biểu hiện bệnh lý bất thường nào ở mèo, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và tư vấn.
  • Vệ sinh vết mèo cắn sạch sẽ bằng vòi nước chảy và xà phòng diệt khuẩn.
  • Sát trùng vết thương bằng nước muối loãng, cồn i ốt, thuốc tím…
  • Bôi thuốc chống viêm, chống sưng nếu vết thương sưng đau.
  • Băng bó vết thương để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
  • Bạn có thể sẽ cần uống kháng sinh đường miệng nếu vết thương sâu và sưng tấy gây đau đớn.
  • Các vết thương do mèo cắn thông thường có thể lành sau 10 ngày. Nhưng nếu có bất cứ biểu hiện nhiễm trùng nào bạn nên đến cơ sở y tế ngay lập tức. Vết thương lan rộng, hơi nóng, sưng và đau nhiều hơn kèm theo đó là người bị mèo cắn sốt trên 38 độ C có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vết thương.
bị mèo cắn không nên ăn gì 3 Ngoài tìm hiểu bị mèo cắn không nên ăn gì bạn cũng cần biết bị mèo cắn nên làm gì

Phòng ngừa bệnh dại khi bị mèo cắn

Tiêm vắc xin bệnh dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất giúp phòng ngừa bệnh dại. Các bác sĩ thường chỉ định người bị mèo cắn tiêm vắc xin phòng dại khi:

  • Vết cắn ở gần thần kinh trung ương, tại thời điểm cắn con mèo biểu hiện bình thường.
  • Vết cắn chỉ làm trầy xước nhẹ trên da, xa thần kinh trung ương và không theo dõi được con mèo sau khi cắn.

Cũng có trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại đồng thời như:

  • Vết mèo cắn ở gần thần kinh trung ương và con mèo tại thời điểm cắn có triệu chứng của bệnh mèo dại.
  • Vết cắn gây trầy xước da nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng trong vòng 15 ngày mèo bị ốm và có dấu hiệu bệnh dại.
  • Vết cắn ở gần não như cổ, mặt, tai, chân, tay và tại thời điểm cắn con mèo bình thường.
  • Vết cắn sâu và không theo dõi được tình trạng sức khỏe con mèo.
bị mèo cắn không nên ăn gì 4 Tiêm phòng dại kịp thời nếu con mèo nghi ngờ mắc bệnh dại

Nếu con mèo của bạn đã được tiêm phòng bệnh dại 2 mũi, nguy cơ bị bệnh dại sẽ thấp hơn. Nhưng nếu không, bạn cần theo dõi sát các biểu hiện sức khỏe bất thường của con mèo để tiêm phòng kịp thời. Một số biểu hiện của bệnh dại ở mèo như:

  • Mèo có biểu hiện tăng tiết nước bọt, chảy dãi nhiều, sùi bọt mép.
  • Mèo có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai do đau đớn.
  • Vật nuôi bồn chồn, lo âu, bất an và có nhiều hành vi kỳ lạ thường ngày ít gặp.
  • Mèo bị co giật, có thể liệt từng bộ phận sau đó lan ra khắp cơ thể.
  • Một số con mèo có biểu hiện hung dữ, thích cắn xé thậm chí cắn nhau với những con mèo khác dẫn đến những vết thương trên cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đây không chỉ giúp bạn biết được bị mèo cắn không nên ăn gì mà còn biết được nhiều thông tin ý nghĩa khác. Hãy chủ động tiêm phòng cho vật nuôi để nếu không may bị mèo nhà cắn bạn cũng không phải lo lắng về những bệnh từ chó mèo lây sang người bạn nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin