Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa

Ngày 20/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị ớn lạnh sau sinh là vấn đề rất thường gặp ở các mẹ bỉm. Chúng có thể xuất hiện do thay đổi nội tiết, nhiễm lạnh, mất máu hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Và thay vì khắc phục, bạn nên tìm cách ngăn ngừa hiện tượng trên ngay từ giai đoạn sớm.

Khi bị ớn lạnh sau sinh, sản phụ thường có cảm giác rét run, đi kèm đó là các triệu chứng: Sổ mũi, hắt hơi, mệt mỏi,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của phụ nữ sau sinh. Vậy nên mẹ bỉm cần giải quyết càng sớm càng tốt để giảm thiểu những hệ lụy kèm theo.

Bị ớn lạnh sau sinh là gì?

Ớn lạnh sau sinh là tình trạng cơ thể sản phụ bị lạnh, đi kèm phản xạ run hoặc rùng mình, nổi gai ốc. Cùng với điều này, phụ nữ sau sinh còn có thể xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu khác như:

  • Nhức đầu, chóng mặt;
  • Cơ thể mệt mỏi, chân tay rã rời;
  • Đau họng, hắt hơi, sổ mũi;
  • Da xanh xao, nhợt nhạt;
  • Sốt, ho.
Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa 4
Bị ớn lạnh sau sinh có thể xuất hiện một cách đơn độc hoặc đi kèm nhiều triệu chứng khác

Khi xuất hiện một cách độc lập, tình trạng trên thường diễn ra chỉ trong vòng vài phút. Thế nhưng nếu chúng xuất hiện đồng thời cùng các triệu chứng vừa nêu thì thời gian bị ớn lạnh có thể kéo dài vài giờ, thậm chí là vài ngày.

Nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị ớn lạnh sau sinh:

Sự thay đổi nội tiết tố

Đây là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng này. Theo đó, trong quá trình mang thai và sinh nở, hormone oxytocin trong cơ thể phụ nữ có sự biến động lớn. Chất tiết này do não bộ tiết ra và đi vào hệ tuần hoàn, chúng kích thích sự co bóp của cơ vùng dạ con, làm giảm đau, gia tăng cảm giác hạnh phúc và tăng cường sự kết nối giữa mẹ và con trong giai đoạn mang thai.

Thế nhưng sau sinh nở, lượng hormone này suy giảm mạnh mẽ và đưa cơ thể sản phụ vào trạng thái mất cân bằng. Và ớn lạnh là một trong những dấu hiệu bên ngoài của phản ứng thích nghi trước sự thay đổi đột ngột này.

Mất máu khi sinh nở

Khi sinh nở, sản phụ mất đi một lượng máu lớn, đặc biệt là trong các trường hợp sinh mổ hoặc có tai biến sản khoa. Trong khi đó, máu chính là thành phần quan trọng tham gia vào việc điều hòa và duy trì thân nhiệt cho cơ thể. Vậy nên khi bị mất máu, cơ thể sẽ hạ nhiệt nhanh và làm phát sinh hiện tượng ớn lạnh.

Bên cạnh đó, máu còn vận chuyển dưỡng chất và oxi cho các tế bào của cơ thể. Vậy nên nếu bị thiếu máu thì tế bào sẽ không được cung cấp đủ chất sống, làm việc kém hiệu quả, hoạt động trao đổi chất suy giảm mạnh. Ngoài ra mất máu còn gây rối loạn tuần hoàn, thay đổi huyết áp và nhịp tim. Và đây cũng là những lý do gây ra tình trạng ớn lạnh.

Kiêng cữ sai cách

Việc kiêng cữ quá mức như hạn chế vệ sinh thân thể, kiêng gió, mặc quần áo kín bưng, ít ra ngoài,... sẽ khiến hàng rào bảo vệ cơ thể dần suy yếu. Vậy nên nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc tiếp xúc với tác nhân gây hại thì sản phụ rất dễ bị ảnh hưởng. Trong đó bao gồm cả trường hợp nhiễm lạnh, nhiễm cúm dẫn đến hiện tượng ớn lạnh sau sinh.

Vấn đề tâm lý

Do phải đối diện với những cơn đau, sự thay đổi ngoại hình, mất ngủ và mệt nhoài vì chăm sóc bé nên tâm lý phụ nữ sau sinh thường có nhiều vấn đề bất ổn. Khi cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng thì hệ miễn dịch sẽ suy giảm chức năng. Từ đó, có thể phát sinh hiện tượng ớn lạnh do nhiễm tác nhân gây hại.

Bên cạnh những nguyên do chính nói trên thì việc tắm đêm hoặc tắm ở nơi không kín gió, dính nước mưa,... cũng có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng này.

Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa 1
Ớn lạnh sau sinh có thể phát sinh do mất máu, rối loạn nội tiết, suy giảm miễn dịch hoặc kiêng cữ sai cách

Cách xử trí và phòng ngừa

Cách xử trí

Để khắc phục nhanh tình trạng bị ớn lạnh sau sinh thì cách làm hiệu quả nhất chính là làm ấm cơ thể. Bạn có thể hiện thực hóa điều này theo nhiều cách như:

  • Mặc quần áo đủ ấm kết hợp đội mũ, đeo găng tay và đi tất dày (trong mùa đông).
  • Dùng túi chườm đã làm nóng áp vào chân, bụng và lưng để cải thiện thân nhiệt nhanh chóng.
  • Uống nước gừng ấm để làm ấm cơ thể từ bên trong.
  • Ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa có nền nhiệt tương thích với thân nhiệt cơ thể.
  • Ngâm chân nước ấm trong 20 - 30 phút để tăng cường tuần hoàn máu và điều hòa thân nhiệt.

Khi áp dụng các phương pháp trên, nhiệt độ của cơ thể sẽ dần tăng lên đến giá trị bình thường và hiện tượng ớn lạnh sẽ không còn nữa.

Trong trường hợp bạn áp dụng các phương pháp làm ấm cơ thể nhưng kết quả nhận về không như ý, cảm giác ớn lạnh vẫn còn. Đặc biệt là tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên và có xu hướng nặng dần qua thời gian thì hãy thăm khám càng sớm càng tốt để làm rõ nguyên nhân và can thiệp kịp thời nhé!

Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa 3
Trong trường hợp ớn lạnh sau sinh diễn tiến phức tạp, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần thăm khám để làm rõ nguyên nhân

Giải pháp ngăn ngừa

Để tránh tình trạng này tái diễn nhiều lần, bạn hãy ngăn ngừa ngay từ đầu bằng những cách sau:

  • Chỉ dùng nước ấm để uống và vệ sinh cơ thể, đồ ăn cũng cần có nền nhiệt dao động trong khoảng 30 - 40 độ C, tránh ăn đồ lạnh.
  • Mặc đủ ấm trong tiết trời lạnh, vào mùa hè ăn mặc mát mẻ nhưng không nên tiếp cận những nơi thường xuyên có gió lùa.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh bụi và ngăn ngừa nhiễm khuẩn chéo.
  • Nhỏ thêm vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm để làm ấm toàn thân.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng để kích hoạt trao đổi chất, tuần hoàn máu và cải thiện chức năng miễn dịch.
  • Dành thời gian cho riêng mình để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu sản phụ có tâm lý bất ổn do căng thẳng, mệt mỏi thì tình trạng này sẽ còn tiếp tục lặp lại.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đảm bảo cung cấp đủ chất và ưu tiên những thực phẩm bổ sung chất sắt để tăng cường khả năng tạo máu.
  • Duy trì thói quen ngâm chân trước khi đi ngủ, ít nhất là trong 3 tháng đầu sau sinh nở.
  • Hãy tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bé con yên giấc để nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Tuy nhiên không dùng một cách tùy tiện mà cần có sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tham khảo dịch vụ chăm sóc sau sinh, mát xa tắm bé tại nhà để giải tỏa căng thăng, lấy lại sắc vóc và có thêm thời gian rảnh rỗi cho bản thân mình.
Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa 2
Một số biện pháp giúp phòng ngừa ớn lạnh sau sinh hiệu quả

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về hiện tượng bị ớn lạnh sau sinh. Qua bài viết, bạn đã có trong tay những thông tin quan trọng về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân phát sinh và cách xử trí, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng này. Bây giờ thì hãy lưu lại cẩm nang hữu ích này để áp dụng khi cần nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm