Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi trải qua kỳ vượt cạn và chăm sóc con nhỏ, ngực phụ nữ sau sinh sẽ có nhiều sai khác so với thời con gái. Vậy đó là những thay đổi gì và liệu có thể phòng ngừa, giảm thiểu hay không?
Ngực phụ nữ sau sinh thường có xu hướng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực như tăng sắc tố, nứt rạn, chảy xệ,... Khi tình trạng này đã xuất hiện, việc can thiệp thường gặp rất nhiều khó khăn. Vậy nên ngăn chặn từ sớm mới là điều được nhiều chuyên gia sản khoa khuyến cáo.
Dưới đây là những thay đổi thường gặp ở ngực phụ nữ sau sinh mà bạn nhất định nên biết.
Như đã nhắc qua ở trên, tăng sắc tố bầu ngực là tình trạng bắt gặp ở phần đa phụ nữ sau sinh. Điều này chủ yếu do sự xuất hiện của hormone hcG và nồng độ hormone progesterone, estrogen, MSH tăng lên. Sau đó những tác nhân này vẫn còn gây ảnh hưởng mạnh ở giai đoạn sau sinh. Các dấu hiệu điển hình bao gồm quầng vú thâm xỉn, nền da quanh quầng vú trở nên sẫm màu và xuất hiện nhiều đường gân xanh.
Hiện tượng nứt đầu ti chủ yếu do cho bé bú sai cách hoặc bé cắn vào “nhũ hoa” của người mẹ. Nứt đầu ti thường đi kèm cảm giác đau nhức, sưng viêm. Đặc biệt có thể dẫn tới tình trạng mưng mủ nếu bị nhiễm khuẩn.
Sự thay đổi kích thước bầu ngực là vấn đề mà mọi sản phụ đều phải đối diện. Trong những tháng cuối thai kỳ, bầu ngực của phụ nữ mang thai có thể tăng gấp 2 - 3 lần so với trạng thái bình thường.
Trong giai đoạn sau sinh, do mô mỡ tích tụ và tuyến sữa hoạt động mạnh nên thể tích bầu ngực vẫn rất lớn. Thế nhưng khi bé lười bú mớm hoặc khi mẹ cai sữa sớm cho con thì kích cỡ bầu ngực sẽ suy giảm mạnh mẽ, thậm chí là “teo tóp” hơn hẳn so với giai đoạn trước khi mang thai.
Về bản chất, đây là “tàn tích” còn sót lại trong giai đoạn mang thai. Chỉ có một số ít trường hợp do tăng quá phát kích cỡ bầu ngực sau sinh mà gây nên tình trạng rạn da. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thể tích bầu ngực phát triển nhanh hơn so với sự tăng sinh của vùng da bên ngoài. Vậy nên da bị nứt bề mặt, đứt gãy collagen và elastin, từ đó hình thành những vết rạn hình cành cây trông rất mất thẩm mỹ.
Hầu như phụ nữ sau sinh nào cũng từng trải qua tình trạng căng tức bầu ngực. Căn nguyên của vấn đề là do lượng sữa sản xuất ra không được phóng thích hết ra bên ngoài nên gây tồn ứ. Một số trường hợp do nhiễm khuẩn, tắc tia sữa và dẫn đến hiện tượng áp xe vú. Khi đó sản phụ không chỉ thấy đau đớn mà bầu ngực còn có thể bị biến dạng do các biến chứng đi kèm.
Sự thay đổi của bầu ngực người phụ nữ chủ yếu đến từ các nguyên nhân sau:
Như đã nhắc qua ở trên, trong giai đoạn mang thai, sự xuất hiện của hormone hcG và sự gia tăng nồng độ hormone sinh dục đã làm thay đổi hoạt động sản xuất melanin của các tế bào hắc sắc tố. Điều này khiến da phụ nữ trở nên thâm sạm hơn bình thường, nhất là ở những khu vực nhạy cảm như đầu ti, da vùng bầu ngực, nách, bẹn,...
Sau khi sinh, sự thay đổi nội tiết vẫn còn để lại nhiều hệ lụy, cơ thể người mẹ chưa kịp phục hồi. Vậy nên nền da của bầu ngực sẽ không thể hồng hào, sáng đẹp như thời con gái.
Khi cho bé ti sữa, đầu ti thường có xu hướng bị kéo xuống dưới do phản xạ bú của trẻ và và do vị trí trẻ nằm ti thấp hơn bầu ngực của người mẹ. Điều này sẽ dẫn đến hai tình trạng: Thứ nhất là hiện tượng chảy xệ bầu ngực, thứ hai là nguy cơ bị xây xước, nứt đầu ti cho tác động cơ học.
Đôi khi, các vấn đề xảy ra ở ngực mẹ bỉm có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan. Đó là việc làm sạch bầu ngực và vệ sinh đầu ti sai cách. Hệ quả là chất bẩn sẽ còn tồn ứ trên bề mặt, gây xỉn màu bầu ngực. Tệ hại hơn là nguy cơ nhiễm khuẩn. Cụ thể, tác nhân gây hại này sẽ xâm nhập sâu vào tuyến sữa và gây ra tình trạng đau nhức, biến dạng kết cấu ngực do sưng viêm, áp xe.
Gia tăng kích thước là một trong những thay đổi thường gặp ở bầu ngực của phụ nữ sau sinh. Thế nhưng điều thú vị nằm ở chỗ chúng cũng là căn nguyên gây ra một số vấn đề trên da ở khu vực nhạy cảm này. Cụ thể, khi thể tích bầu ngực tăng quá nhanh thì lớp da bên ngoài sẽ không theo kịp sự thay đổi này. Kết quả là chúng bị thay đổi kết cấu, biến dạng collagen và elastin. Từ đó làm xuất hiện những vết rạn sần sùi trên da.
Ngoài hậu quả nói trên, sự gia tăng kích thước bầu ngực rồi sau đó lại bị co ngót chỉ sau thời gian ngắn còn dẫn đến tình trạng thừa da, chảy xệ,...
Khi chăm sóc sau sinh nhất là bầu ngực sau sinh, bạn cần chú ý đến những điểm quan trọng sau:
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi ngực phụ nữ sau sinh thay đổi như thế nào. Mong rằng với những thông tin vừa được cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về những vấn đề nói trên và chủ động lên kế hoạch phòng tránh.
Xem thêm: Phụ nữ sau sinh ăn gì để bổ sung canxi?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.