Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Thực đơn ăn uống khoa học sẽ là chìa khóa vàng để bạn có cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày. Nếu bạn là một trong số đó, đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Thực đơn khoa học cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và thực đơn ăn uống khoa học. Nếu muốn biết bí quyết xây dựng thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày, đừng bỏ qua bài viết này bạn nhé!
Thực đơn healthy là yếu tố quan trọng trong một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Và đây cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chủ động. Chúng ta cần có một thực đơn ăn uống khoa học để áp dụng hàng ngày bởi:
Khi xây dựng thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày, chúng ta cần nắm được các nguyên tắc cơ bản sau:
Đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày. Theo đó, bữa ăn có bạn cần có đủ các nhóm gồm: Tinh bột (gạo, bánh mì, bún, phở, đậu, hạt, ngũ cốc,...), chất đạm (trứng, thịt, sữa, trứng, các loại đậu…), chất béo (mỡ động vật, dầu thực vật), vitamin và khoáng chất (các loại rau, củ, quả…).
Mỗi người có một nhu cầu calo khác nhau. Điều này phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng cân nặng… Theo đó, khi xây dựng thực đơn hàng ngày chúng ta cần tính toán được lượng calo phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Thực đơn giảm cân sẽ cung cấp lượng calo khác với thực đơn tăng cân hiệu quả.
Nhu cầu dinh dưỡng, khả năng chuyển hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của từng độ tuổi là khác nhau. Vì thế, một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày là thực đơn phải phù hợp với từng độ tuổi. Thực đơn cho thiếu niên đang lớn sẽ khác thực đơn cho người trên 60 tuổi.
Ngoài những nguyên tắc quan trọng trên đây, để có một thực đơn ăn uống khoa học, bạn cũng cần biết cách chọn thực phẩm lành mạnh.
Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta thường là gạo, bún, phở, bánh mì, khoai lang, ngô, ngũ cốc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tiêu thụ tinh bột giàu chất xơ sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Do đó, thay vì dùng gạo trắng chúng ta có thể dùng gạo lứt. Thay vì ăn bánh mì trắng bạn có thể dùng bánh mì nguyên cám hoặc sử dụng ngũ cốc nguyên cám, phở gạo lứt, bún gạo lứt…
Rau, củ, quả tươi cung cấp hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa dồi dào. Bạn nên hạn chế dùng trái cây sấy khô, nước ép trái cây đóng lon hay các sản phẩm đã qua chế biến khác. Các loại rau, củ, quả đã qua chế biến thường có hàm lượng dinh dưỡng giảm, lượng đường và calo cao, không phải lựa chọn tốt nhất cho thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày.
Cá là thực phẩm cung cấp protein tốt lại giàu vitamin và khoáng chất. Bạn nên ăn cá ít nhất 3 lần mỗi tuần trong đó có ít nhất 1 lần ăn các loại cá béo có dầu. Omega-3 trong các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu… rất tốt cho sức khỏe. Chúng ta nên ưu tiên sử dụng cá tươi thay vì cá hộp vì chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản.
Protein có vai trò quan trọng trong cung cấp năng lượng, xây dựng các tế bào xương, cơ và da. Các loại đậu, hạt dinh dưỡng, đậu phụ, trứng, thịt, sữa và các chế phẩm từ sữa ít chất béo đều là nguồn cung cấp protein lý tưởng. Khi dùng sữa, bạn nên chọn loại sữa không đường, ít chất béo, hạn chế dùng sữa có hương liệu nhân tạo.
Chất béo bão hòa là thủ phạm làm tăng lượng cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch. Thịt mỡ, thịt chế biến sẵn, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, đồ chiên rán… là những thực phẩm chứa lượng chất béo bão hòa lớn mà chúng ta nên tránh.
Thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày không bao gồm các thực phẩm nhiều muối, nhiều đường. Cả muối và đường đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, Việc nêm nếm quá nhiều đường khi chế biến món ăn làm tăng phản ứng viêm, gây thừa cân, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, sâu răng, lão hóa… Ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, bệnh về tim mạch…
Tóm lại, thực đơn ăn uống lành mạnh rất cần thiết cho sức khỏe mỗi người nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm để xây dựng thực đơn lành mạnh. Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn đã có thể tự tin lên thực đơn ăn uống khoa học mỗi ngày cho cả gia đình.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.