Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng sốt sau sinh tương đối nguy hiểm đối với sức khỏe. Mức độ nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên các cơn sốt. Rất nhiều sản phụ thắc mắc khi bị sốt có mất sữa không?
Bị sốt có mất sữa không luôn là câu hỏi được nhiều sản phụ quan tâm, bởi nếu mất sữa sau sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ và bé. Vậy nếu xảy ra tình trạng này, các mẹ nên làm gì để có thể lấy lại nguồn sữa cho bé? Bài viết này Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các mẹ đi giải đáp câu hỏi trên để từ đó có kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản phụ thường sốt sau sinh như gặp các bệnh về vú, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hậu sản. Nếu thân nhiệt sản phụ trên 38 độ C thì cần đến các cơ sở y tế để tái khám tránh các nguy hiểm có thể xảy ra.
Đa phần sau sinh các mẹ sẽ gặp tình trạng cương vú (tắc tia sữa). Lúc này mẹ cần tăng tần suất cho con bú hoặc sử dụng dụng cụ vắt, bơm hút sữa. Cũng vì lý do này mà rất nhiều sản phụ còn băn khoăn sốt có mất sữa không hay mất sữa còn do nguyên nhân nào khác.
Trường hợp trên không cần đến cơ sở khám bệnh, nhưng nếu có các triệu chứng như: Vú cương, đỏ, đau, đầu vú nứt nẻ một bên thì cần đi khám ngay lập tức vì đây là dấu hiệu của viêm vú. Viêm vú không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển nhanh thành áp xe vú. Dấu hiệu của áp xe vú thường là vú căng to, có chỗ ấn mềm, sưng đỏ, khi chọc dò có mủ, hiện tượng này rất nguy hiểm, sản phụ không nên chủ quan.
Khi bị nhiễm khuẩn vết mổ thường có các dấu hiệu như: Vết mổ bị sưng lên, dịch mủ hoặc máu tiết ra, quanh vết khâu bị tấy đỏ. Nếu gặp tình trạng này sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ điều trị kịp thời.
Nhiễm khuẩn hậu sản thường xảy ra ở âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn, cổ tử cung, có dấu hiệu rách vết mổ, chỗ khâu sưng đỏ, sản dịch có thể hôi, gây sốt nhẹ cho mẹ. Ngoài ra nhiễm khuẩn hậu sản còn do viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung toàn bộ, viêm tử cung và phần phụ, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm khuẩn huyết. Các trường hợp này cần sự can thiệp kịp thời của bác sĩ để tránh nguy hiểm đến tính mạng của mẹ.
Trường hợp viêm tắc tĩnh mạch này ở Việt Nam hiếm gặp. Thông thường viêm tắc tĩnh mạch sẽ xuất hiện vào ngày thứ 18 sau khi sinh cùng với các triệu chứng như: Sốt cao, nơi viêm tĩnh mạch bị đau, khó đi lại được nếu tĩnh mạch ở chi dưới bị viêm tắc.
Thời điểm sau sinh khá nhạy cảm đối với sản phụ, lúc đó sức đề kháng của mẹ yếu đi nhiều, cơ thể còn yếu làm cho các mẹ dễ mẫn cảm, nhiễm lạnh, cảm cúm, dễ ốm… cũng là một trong số các nguyên nhân làm cho mẹ dễ bị sốt. Trong số những nguyên nhân làm cho sản phụ dễ bị sốt đã kể trên thì sốt do tắc tia sữa là lý do thường gặp nhất. Đây cũng là nguyên nhân gây mất sữa khi bị sốt.
Tắc tia sữa làm cho sữa mẹ bị ứ đọng trong ống dẫn sữa, không thể chảy được, gây khó khăn trong quá trình cho con bú. Khi tia sữa tắc, bầu ngực mẹ căng tức, mạch máu giãn nở và máu được đưa đến bầu ngực nhiều hơn. Tại đó các tế bào bạch cầu bị kích hoạt, chúng đi qua máu vào đến não và tác động đến trung khu điều khiển nhiệt độ. Ở đây, quá trình sinh và tỏa nhiệt sẽ có sự thay đổi, cũng vì nhiệt sinh ra ở sản phụ lớn hơn lượng nhiệt mất đi nên thường khi tắc tia sữa và bị sốt.
Tắc tia sữa sẽ không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ, dễ dẫn đến các bệnh lý như viêm vú, áp xe, dần dần hình thành u xơ tuyến vú. Tắc tia sữa cản trở lớn đến hoạt động của tuyến sữa, làm cho sữa mẹ ít đi thậm chí mất sữa hoàn toàn dẫn đến việc bé phải sử dụng sữa ngoài.
Mất sữa gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý của mẹ và tác động không nhỏ đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Câu hỏi "Mẹ bị sốt có mất sữa không?" đã được giải đáp rất chi tiết, vậy làm thế nào để lấy lại nguồn sữa như mong muốn. Sản phụ có thể thực hiện các lưu ý sau để lấy lại nguồn sữa dồi dào:
Mẹ nên ưu tiên phương pháp hạ sốt trước tiên, có thể uống nước điện giải hoặc chườm ấm để làm mát cơ thể. Trường hợp không hạ sốt, có thể cân nhắc đến việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến nguồn sữa cũng như sức khỏe của bé.
Cho bé bú đúng cữ và đủ cữ được coi là cách hiệu quả để gọi sữa về. Ngoài ra các mẹ cũng có thể sử dụng máy hút sữa giúp kích thích tuyến sữa. Từ đó hạn chế hoặc cải thiện tình trạng tắc ti sữa có thể xảy ra.
Các mẹ nên massage bầu ngực nhẹ nhàng trước khi hút sữa hoặc cho con bú. Có thể dùng một tay để nâng ngực, một tay xoa nhẹ quanh bầu vú khoảng 20 - 30 lần theo chiều kim đồng hồ. Đồng thời, sản phụ có thể thực hiện chườm nóng ngực để hạn chế việc tắc tia sữa.
Ngoài ra, nên vệ sinh sạch bầu ngực và núm vú để tránh các nguy cơ viêm nhiễm. Nên hạn chế sử dụng sữa tắm trên ngực để tránh làm nứt nẻ, khô da.
Để cơ thể nhanh phục hồi sau khi sốt, mẹ cần đảm bảo ăn uống đủ chất:
Khi bị sốt, cơ thể thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, các mẹ nên uống nhiều nước, đây cũng là cách kích sữa về rất hiệu quả. Ngoài nước lọc, sản phụ cũng có thể uống thêm các loại nước trái cây như nước chanh, dừa, cam, đậu đen, diếp cá… và cần tránh uống đồ có cồn, nước có ga, nước chứa cafein.
Bên cạnh đó, yếu tố tinh thần có tác động lớn đến quá trình tiết sữa. Vì vậy giữ một tinh thần vui vẻ, lạc quan, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp sữa mau về. Đồng thời tránh nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
Hy vọng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ ở trên, các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi sốt có mất sữa không. Cùng với đó trang bị cho bản thân các kiến thức về sốt sau sinh để tránh tình trạng mất sữa kéo dài gây ảnh hưởng đến mẹ và bé. Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi trang web của Nhà thuốc Long Châu để biết thêm những thông tin bổ ích về sức khỏe.
Xem thêm: Ăn gừng mất sữa không? Hướng dẫn sử dụng gừng đúng cách cho mẹ sau sinh
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.